Gà bị bệnh CRD có lẽ sẽ khiến cho nhiều người chăn nuôi lo lắng và đau đầu vì không biết làm thế nào để phòng tránh và chữa trị dứt điểm. Mặc dù bệnh có tỷ lệ tử vong khá thấp nhưng kéo dài dai dẳng không khỏi và khiến cho gà bị suy nhược cơ thể, gầy yếu. Để có thể tìm ra nguyên nhân và phác đồ điều trị hiệu quả nhất thì hãy tham khảo bài viết sau đây.
Gà bị bệnh CRD là bệnh gì?
CRD là viết tắt của Chronic Respiratory Disease, còn được biết đến với tên gọi khác là hen gà. Đây là loại bệnh hô hấp mãn tính và có khả năng lây nhiễm ở gia cầm.
CRD thường xuất hiện đi kèm với những loại bệnh khác như IB, E-Coli, Newcastle,… nên sẽ khó để phát hiện ra được.
Vì vậy mà người chăn nuôi cần phải hết sức chú ý để phát hiện gà bị bệnh CRD nhanh chóng và điều trị sớm nhất.
Xem thêm: Hướng dẫn sư kê cách điều trị gà bị bệnh Marek hiệu quả
Nguyên nhân gây ra gà bị bệnh CRD
Nguyên nhân chính gây ra bệnh CRD ở gà là do vi khuẩn Mycoplasma Gallisepticum tạo nên. Chúng sẽ tác động trực tiếp vào hệ hô hấp khiến cho gà khó thở, giảm sức đề kháng và thở ra âm thanh khò khè. Vi khuẩn tồn tại trong cơ thể của gà và phát triển nhanh chóng khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột.
Vi khuẩn Mycoplasma Gallisepticum thông thường chỉ có thể tồn tại từ 1 đến 3 ngày, tuy nhiên dịch nhầy và tác động của chúng có thể kéo dài đến 5 ngày. Vì vậy, khi gà mắc bệnh sẽ mất nhiều thời gian mới có thể hồi phục, lâu dần gà bị mất sức và giảm cân.
Những biểu hiện khi gà bị bệnh CRD? Bệnh tích như thế nào?
Khi gà bị bệnh CRD sẽ có những biểu hiện khá rõ ràng, tuy nhiên cũng sẽ dễ nhầm lẫn với một số loại bệnh khác, do đó người nuôi cần có kiến thức chính xác để nhận biết và đưa ra cách điều trị phù hợp. Đặc biệt ở những chú gà chiến mà không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng, sức đề kháng và lực đá giảm mạnh.
Biểu hiện CRD ở gà
Biểu hiện dễ nhận biết nhất khi gà mắc bệnh là khó thở và khò khè, tiếng gáy khàn đặc, thường xuyên chảy nước mắt, nước mũi và mặt có hiện tượng bị sưng phù.
Nếu ở đàn gà số lượng nhiều thì biểu hiện chung thường thấy là bỏ ăn cả loạt, uống nhiều nước và hay ngửa mặt lên trời để dễ thở hơn. Gà ở trong giai đoạn 1 đến 2 tháng có biểu hiện xù lông, lông mọc chậm, ho khan, thở gấp và ăn ít.
Bệnh tích khi gà bị bệnh CRD
Theo các chuyên gia giàu kinh nghiệm và kiến thức gà đá cho biết, một số bệnh tích sau khi mổ những con gà mắc bệnh CRD phát hiện được như sau:
- Khí quản sưng và bị xuất huyết, trường hợp nặng thì trong lòng ống khí quản và phế quản có các cục casein vàng nhạt
- Chứa nhiều dịch nhầy kèm theo bọt như đờm ở niêm mạc khí quản
- Phổi có hiện tượng bị viêm, cắt ngang sẽ thấy có chứa dịch trong phế nang, túi khí mờ đục và có bọt khí
Những đường lây nhiễm bệnh CRD cho gà
- CRD lây lan nhanh qua đường hô hấp, khi gà khỏe mạnh và gà bị bệnh nhốt chung trong chuồng hoặc gà tiếp xúc trực tiếp với nhau làm lây bệnh qua cho nhau.
- Bệnh cũng có khả năng lây qua đồ ăn và nước uống, gà bị bệnh ăn uống chung máng với những con gà khỏe dẫn đến lây chéo.
- Gà mái đang trong thời kỳ đẻ trứng nếu không được điều trị dứt điểm sẽ có khả năng lây bệnh qua trứng, những chú gà con mới nở đã mang sẵn mầm bệnh do mẹ truyền qua.
- Chuồng trại ẩm thấp, kém vệ sinh và không ngăn gió lùa cũng là con đường làm bệnh CRD lây lan nhanh chóng, vi khuẩn gây bệnh CRD hình thành khi thời tiết thay đổi bất thường, chuồng nuôi không được che chắn làm gió lùa gia những kẽ hở khiến đàn gà bị bệnh CRD đồng loạt.
Cách phòng chống bệnh CRD ở gà
- Xây dựng chuồng trại chắc chắn và an toàn, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
- Chuồng trại cần vệ sinh sạch sẽ, phun thuốc sát trùng định kỳ. Sử dụng men rắc xung quanh chuồng để hạn chế khí độc thải ra từ phân gà, thay chất độn chuồng thường xuyên.
- Đảm bảo đàn gà phải cùng ra hoặc cùng vào, khi mua đàn mới thì cần cách ly trước khi cho nhập đàn.
- Mật độ nuôi trong một khu vực hợp lý, tránh nuôi quá đông đúc sẽ dễ phát sinh bệnh.
- Hiện nay có nhiều loại vacxin phòng bệnh CRD ở gà, tùy thuộc vào độ tuổi hay loại gà mà sẽ có liều lượng tiêm cho phù hợp. Người chăn nuôi cần chú ý để tiêm phòng đúng lịch nhằm mang đến hiệu quả cao.
- Lựa chọn giống ở những cơ sở uy tín để đảm bảo gà có sức khỏe bình thường không bị bệnh tật,
- Cung cấp chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, thường xuyên bổ sung thêm các loại vitamin nhằm tăng thêm sức đề kháng cho gà.
Lưu ý và cách chăm sóc khi gà bị bệnh CRD
Khi đã xác định được gà mắc bệnh CRD thì người chăn nuôi cần nhanh chóng tiến hành cách ly những cá thể bị bệnh ra khỏi đàn và đưa ra cách điều trị cho hợp lý. Lưu ý cần điều trị càng sớm càng tốt, nếu kéo dài thì bệnh sẽ càng khó chữa và ảnh hưởng đến sức khỏe của gà. Phác đồ điều trị CRD như sau:
Sử dụng kháng sinh để điều trị cho gà bị bệnh CRD
Vi khuẩn gây bệnh CRD rất mẫn cảm với các thành phần của thuốc kháng sinh, do đó người nuôi có thể dễ dàng tìm mua tại các nhà thuốc thú ý trên toàn quốc. Để mua được thuốc chính xác nhất thì bạn có thể nhờ tư vấn của các bác sĩ thú y.
Bạn cũng có thể cân nhắc thêm một số loại thuốc đặc trị vi khuẩn đường hô hấp như: Tilmiguard solution, Tesol oral,…
Bổ sung thêm vitamin
Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng kháng sinh thì bạn cũng cần bổ sung thêm các loại vitamin, chất điện giải cho gà. Các yếu tố vi lượng sẽ giúp gà phục hồi sức khỏe nhanh chóng và có sức đề kháng để chống chọi với nhiều loại bệnh khác.
Kết luận
Hy vọng với những thông tin trong bài viết của dagacamsv388.com đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình phòng chống và chăm sóc gà bị bệnh CRD. Chúc đàn gà của bạn sẽ luôn khỏe mạnh để mang đến hiệu quả kinh tế cao nhất.
Với niềm đam mê và khát khao với bộ môn cá cược, anh Anh Dũng đã sáng lập ra website DagaCamSV388.Com. Anh đã đặt mục tiêu xây dựng một nền tảng hàng đầu, mang đến những trận đấu công bằng và thú vị cho người chơi.