Mạt gà là loài ký sinh thường xuất hiện ở khu vực nuôi gà. Chúng có khả năng hút máu làm giảm sút hồng cầu, gây tổn thương da của gà từ đó ảnh hưởng đến sức đề kháng và năng suất chăn nuôi. Vì vậy, người nuôi gà cần tìm hiểu về loại ký sinh này để tiêu diệt cũng như phòng ngừa tốt nhất cho đàn gà.
Mạt gà là gì?
Xem thêm: Tổng hợp các cách vào nghệ cho gà chọi hay nhất hiện nay
Các nhà khoa học gọi mạt gà là Dermanyssus Gallinae. Người nuôi thường gọi tên gọi khác là rệp, ve đỏ gia cầm. Chúng được phát hiện là một loài ký sinh bên ngoài của các vật chủ. Ban ngày, loại rệp này thường có mặt ở các kẽ nứt, ổ, kẽ hở hay chất độn trong chuồng trại chăn nuôi. Ban đêm, chúng bắt đầu hoạt động ký sinh lên da gà để hút máu.
Đặc điểm nhận dạng của loài ve đỏ gia cầm này là đầu nhỏ, thân hình trứng, phần bụng có lông thưa và ngắn. Chân của mạt ngắn khỏe, hai chân trước có chiều dài bằng thân. Phần ống thở dài đến gốc đôi của chân thứ 2.
Khi đói, mạt gà thường có màu trắng, xám hoặc đen. Khi hút đủ máu thì thân hình của mạt gà lại chuyển dần sang màu đỏ.
Mạt tồn tại, phát triển và sinh sản ở trong khoảng pH và nhiệt độ rộng. Trong điều kiện không có thức ăn, nhiệt độ từ 5 – 25°C, chúng có thể sống đến 9 tháng. Con mạt cái có thể đẻ mỗi lần 30 – 50 trứng.
Trứng sẽ nở ra các ấu trùng 6 chân. Chỉ cần 1 – 2 ngày thì ấu trùng sẽ lột xác, phát triển thành Protonymph và Deutonymph có 8 chân. Trong vòng 7 ngày, chúng sẽ tiến hóa trở thành một con mạt trưởng thành.
Mạt gà xuất hiện phổ biến và có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chăn nuôi. Bởi vì chúng phát triển rất nhanh chóng, số lượng đông, tác động đến sức khỏe của đàn gà:
- Hút máu, giảm sút hồng cầu, giảm sức đề kháng
- Gây tổn thương da, lâu dài hình thành các vết thủng trên da
- Da bị thương khiến cơ thể gà dễ nhiễm khuẩn, các mầm bệnh dễ xâm nhập theo đường máu
- Mạt gây ngứa ngáy khiên gà thường xuyên mổ lông, rỉa lông
- Giảm trọng lượng cơ thể, sản lượng và chất lượng trứng
- Tỷ lệ gà ốm yếu tăng, khả năng chết nhiều
Cách phương pháp diệt mạt gà phổ biến hiện nay
Mạt xuất hiện phổ biến và gây ra nhiều tác hại. Vì vậy, khi phát hiện mạt thì mọi người cần nhanh chóng tìm cách xử lý, tiêu diệt triệt để. Dưới đây là một số phương pháp để loại bỏ mạt rệp hiệu quả, dễ thực hiện.
Trị mạt gà bằng một số phương pháp dân gian
Từ xưa, ông bà đã có rất nhiều cách dân gian để xử lý mạt. Những cách này thiên về sử dụng các nguyên liệu có trong thiên nhiên chứa tinh dầu, mùi hương để loại bỏ các loại rệp, ve ký sinh. Theo đó, mọi người dùng các loại lá như lá ngải cứu, lá mần tưới, lá sầu đâu, lá bạch đàn, lá xoan hoặc rắc vôi bột… để diệt mạt.
Cách làm đơn giản là vò hoặc lót các loại lá vào những nơi xuất hiện mạt. Ưu điểm của cách làm này là an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe, tiết kiệm chi phí nhưng hiệu quả chậm và không diệt triệt để mạt được.
Trị mạt gà bằng các hóa chất sinh học
Nếu chuồng trại của mọi người xuất hiện nhiều mạt thì không nên chọn cách xử lý bằng kinh nghiệm dân gian. Thay vào đó, bạn nên tìm hiểu các loại thuốc, hóa chất diệt mạt hiệu quả. Hiện nay, hóa chất sinh học diệt mạt có rất nhiều loại khác nhau như Fendona, Hantox…
Các loại thuốc này được bán tại các quầy thuốc thú y. Trên bao bì thuốc có ghi rõ cách pha, liều lượng và cách sử dụng. Khi phun thuốc, các bạn nên phun kỹ vào các ngóc ngách của chuồng gà.
Lưu ý, mọi người không phun trực tiếp lên gà hay thức ăn. Phun xong thì bạn nên để chuồng trại thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp giúp thuốc bay hơi từ từ.
Người phun cần đảm bảo thực hiện các bước an toàn, trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ. Những đồ dùng cần chuẩn bị như khẩu trang, găng tay, quần áo dài để hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp cơ thể với hóa chất.
Cách trị mạt gà trên người
Ngoài sinh sống tại khu vực chăn nuôi, những con mạt còn có thể bám và ký sinh lên cơ thể người. Điều này thường xảy ra với những anh em chơi gà, đá gà thường ôm gà để chăm sóc, huấn luyện. Các con mạt sẽ cắn người, tạo ra các vết sưng đỏ, gây khó chịu.
Lúc này bạn không phải quá lo lắng, hãy thật bình tĩnh để thực hiện các bước sau. Khi phát hiện mạt thì bạn cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ từ đầu tóc đến các bộ phận trên cơ thể. Các vết thương do chúng gây ra thì nên dùng thuốc chuyên dụng như corticosteroid hay histamine để bôi.
Với các trường hợp có số lượng nốt đỏ quá nhiều thì bạn cần đến trung tâm y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám, kê thuốc.
Cách trị mạt gà trong phòng ngủ
Sau khi ký sinh trên người thì mạt dễ dàng theo người vào và sinh sống trong phòng ngủ. Lâu dài, chúng hình thành ổ với số lượng đông đúc. Để xử lý loại vật này triệt để thì mọi người phải tổng vệ sinh cả căn phòng. Đầu tiên là giặt giũ các loại chăn, chiếu, gối đệm và đem ra phơi nắng. Tiếp đến, bạn quét dọn, lau chùi phòng ngủ.
Sau đó, bạn dùng các loại thuốc diệt rệp để phun khắp các ngóc ngách của phòng, không bỏ qua các khe hở, hộc tủ, bàn ghế… Để đảm bảo an toàn và hiệu quả thì mọi người nên ra khỏi phòng từ 6 – 8 giờ.
Các loại thuốc trị mạt gà
Hiện nay, mọi người dễ dàng mua thuốc trị mạt ở các cửa hàng thuốc thú y với đa dạng các loại. Mức giá thường giao động từ 50.000đ – 200.000đ, tùy sản phẩm.
Một số loại thuốc dùng diệt mạt mà mọi người có thể sử dụng là Hantox200, Permecide, Fendona, thuốc xịt công trùng… Tuy nhiên, Hantox200 đang là dòng thuốc được đánh giá cao và ưa dùng hơn cả.
Làm thế nào để ngăn ngừa hiệu quả sự quay trở lại của mạt gà?
Mạt gà gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng của gà. Chúng phát triển nhanh, mạnh, diệt trừ tốn kém tiền bạc và thời gian. Vì vậy, mọi người nên chủ động trang bị kiến thức về gà và tìm cách phòng ngừa chúng bằng những phương pháp đơn giản dưới đây:
- Chuồng trại chăn nuôi, ổ gà luôn được vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng
- Có định kỳ phun hóa chất diệt côn trùng để loại bỏ các nguyên nhân hình thành ký sinh
- Đối với anh em nuôi gà đá thì thường xuyên tắm, vệ sinh, cắt tỉa lông cho các chiến kê
- Khu vực nuôi nhốt gà cần ở xa khu nhà ở, tránh lây lan sang phòng ở của con người.
Đối với những khu vực nuôi gà số lượng lớn, trang trại gà nên phân chia khu vực bên trong nên ngoài, khu vực để cách ly để xử lý mạt nhanh chóng, hạn chế lây lan. Gà khi di chuyển trên xe hoặc ở nơi khác đến cần được theo dõi và có biện pháp diệt mạt khi thấy chúng xuất hiện.
Các thiết bị như băng tải trứng, băng tải phân cần được vệ sinh đầy đủ. Khi kết thúc vụ nuôi, mọi người có thể tranh thủ khi chuồng trại đang trống để phun thuốc diệt mạt.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết về loại mạt gà chuyên ký sinh trên da của các loại da cầm để hút máu. Qua đây, dagacamsv388.com hy vọng mọi người có thêm kiến thức để chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà khỏe mạnh, an toàn và chất lượng nhất.
Với niềm đam mê và khát khao với bộ môn cá cược, anh Anh Dũng đã sáng lập ra website DagaCamSV388.Com. Anh đã đặt mục tiêu xây dựng một nền tảng hàng đầu, mang đến những trận đấu công bằng và thú vị cho người chơi.