Đã bao giờ anh em thắc mắc rằng tuổi thọ của gà là bao lâu chưa? Một con gà nếu không bị giết thịt, không bệnh tật thì có thể sống bao nhiêu năm? Thực sự, những yếu tố nào ảnh hưởng tới tuổi của gà? Cùng theo dõi bài viết ngay dưới đây để có thêm kiến thức hữu ích về gà nhé.
Tuổi thọ của gà là gì?
Xem thêm: Kỹ thuật úm gà con từ A đến Z đúng quy trình
Theo định nghĩa, tuổi thọ của gà là thời gian sống được của gà, tính từ khi gà sinh ra đến lúc chết đi mà không bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào. Ngày nay, nhờ sự phát triển trong nông nghiệp mà tuổi thọ gà có khả năng nâng cao hơn.
Tuổi thọ trung bình của gà sống bao lâu?
Trung bình, tuổi thọ của gà kéo dài từ 5 đến 10 năm nếu không bị giết thịt. Tuy nhiên, từng loại gà có có khả năng kéo dài tuổi thọ khác nhau.
Một trong những trường hợp đặc biệt là vào năm 2010 tại Trung Quốc, có một ông lão đã công bố con gà mái 22 năm tuổi của mình, nó đã đẻ được 5000 quả trứng trong suốt cuộc đời. Tuy rằng, vào năm 2010, thị lực và sức ăn của nó đã giảm nhưng trông vẫn khỏe mạnh.
Tại Việt Nam cũng có “cụ gà” được chủ công bố năm 1976 với tuổi thọ là 32 năm. “Cụ gà” này đẻ cho chủ nhân được vài nghìn quả trứng đến khi mất.
Gà đẻ trứng có tuổi thọ bao lâu?
Với những con gà chuyên lấy trứng thì thời gian chăn nuôi sẽ lâu hơn. Đối với những con gà mới đẻ thì thường được chăm sóc kỹ lưỡng để đạt năng suất cao. Người nông dân sẽ nuôi chúng đến khi nào không còn khả năng đẻ trứng hoặc đẻ trứng không đạt sản lượng, chất lượng.
Thường sau 3 năm, khả năng cho trứng giảm, chúng sẽ bị đào thải để chủ trang trại tập trung nuôi lứa mới. Như vậy, tuổi thọ thực tế của gà đẻ trứng là 2 – 3 năm.
Gà chọi có tuổi thọ bao lâu?
Gà chọi tuy không có giá trị thương phẩm nhưng giá lại cao ngút trời. Chúng được chăm sóc kỹ lưỡng để đạt được cơ thể khỏe mạnh, săn chắc, sẵn sàng chiến đấu cho mỗi trận chọi gà. Vì người ta muốn gà chọi sống càng lâu càng tốt cho nên tuổi của gà chọi thuận theo tự nhiên, là từ 5 – 10 năm.
Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tuổi thọ của gà
Không chỉ có con người mà gà hay bất kỳ sinh vật nào khác cũng có những yếu tố nhất định ảnh hưởng đến tuổi thọ. Theo kinh nghiệm và kiến thức gà đá của các sư kê lâu năm cho biết, tuổi thọ của gà được quyết định bởi những yếu tố dưới đây:
Bệnh tật
Đối với gia cầm, đặc biệt là gà thì dịch bệnh chính là nỗi ám ảnh lớn nhất, tác động trực tiếp lên tuổi thọ của gà. Một số dịch bệnh lớn trong năm như: dịch cúm H5N1, bệnh cầu trùng, bệnh Tân thành gà (gà rù), bệnh đậu gà…
Nông dân cần chú ý phòng bệnh cho gà để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Đơn giản nhất là giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tuyệt đối không để ẩm ướt; mật độ hợp lý, đủ không gian để gà di chuyển tự do. Đặt cửa chuồng xoay về hướng Đông Nam để đón được ánh nắng sớm và thông gió tốt.
Tăng cường nuôi dưỡng bằng thức ăn tốt, đảm bảo vệ sinh, tăng cường men vi sinh, vitamin trong thức ăn, nước uống. Đảm bảo ba sạch: ăn sạch, uống sạch, ở sạch. Chú trọng bổ sung thuốc, vacxin phòng bệnh cho gà:
- Meta Kazol: phòng bệnh thương hàn, chống mất nước
- Vacxin lasota: phòng được bệnh Newcastle
- ADE – Vit.C: phòng và điều trị bệnh hen, đầu đen
- Vacxin gum A: phòng và điều trị bệnh liệt, đậu gà
- Beta – Glucamin: nâng cao sức đề kháng
- Trimcox 500: phòng và điều trị bệnh cầu trùng
Di truyền
Giống gà có tuổi thọ cao thì đẻ những lứa sau cũng có tuổi thọ cao. Đối với chăn nuôi gà chọi, gà cảnh, người ta thường săn lùng những con có yếu tố di truyền tốt này.
Ví dụ gà tre Tân Châu có dáng hình nhỏ nhắn, phù hợp làm cảnh thường sống được 6 năm. Gà Rốt Đỏ có khả năng cho trứng cao lại thích nghi tốt với điều kiện sống ở nhiều nơi, tuổi thọ kéo dài từ 5 – 8 năm. Gà Orpington có khả năng chống chọi với thời tiết khắc nghiệt, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, có thể sống 8 – 10 năm.
Cách chăm sóc của chủ nhân
Chế độ dinh dưỡng và môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của gà. Gà khỏe mạnh được nuôi trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát, thoải mái, được ăn thức ăn đủ dinh dưỡng, phong phú. Ngoài ra, gà nên được tiêm phòng và điều trị bệnh kịp thời. Người chăn nuôi cần thường xuyên quan sát để phát hiện những bất thường càng sớm càng tốt.
Chuồng trại
Chuồng trại được xem như là nơi ở, là môi trường sống của gà. Nếu chuồng trại ẩm thấp, bí bách thì gà dễ mắc bệnh, không đạt sản lượng. Chuồng cần được xây cao ráo, cửa chuồng hướng về phía Đông Nam. Dưới nền cần được lót chất độn như: trấu, rơm rạ, mùn cưa được làm sạch với Formol 2% để giữ ấm và hút ẩm. Cần thay chất độn định kỳ.
Chuồng trại nên được quây xung quanh bằng lưới, phên, nan tre,… tránh gà chạy lung tung ra ngoài hoặc con chó, mèo… vào ăn thịt gà. Trong chuồng nên trang bị đèn sưởi ấm và quạt thông gió cho gà con hoặc gà lớn khi vào mùa đông. Nên lắp đặt thiết bị theo dõi nhiệt độ, độ ẩm cố định.
Những phương pháp giúp tăng tuổi thọ của gà
Với những gà đẻ trứng, gà cảnh hay gà chọi, người ta thường muốn kéo dài tuổi thọ của gà. Vậy kéo dài tuổi thọ cho gà bằng cách nào?
Chú ý đến môi trường sống
Vấn đề trước tiên nhất để gia tăng tuổi thọ của gà chính là đảm bảo nơi ở. Chuồng trại giống như nhà ở, môi trường sống của gà. Ngoài việc đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng như ở trên, còn cần đảm bảo mật độ của gà trong một chuồng, cách bày trí máng ăn và máng uống hợp lý, thuận tiện cho gà, tránh rơi vãi lung tung.
Nước – một phần quan trọng trong cuộc sống
Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất ở gia cầm. Gà có thể chết sau 24h khát nước, hoặc bị chậm lớn nếu bị thiếu 10% nước uống hằng ngày. Đầu tiên nước phải sạch, sau đó bổ sung nước theo độ tuổi của gà. Gà con cần uống 20 – 50 lít/ ngày, gà 3 – 6 tuần cần 280 – 600 lít/ ngày…
Dinh dưỡng cho gà
Nguồn dinh dưỡng quyết định sức khỏe và thể trạng của gà. Trong thức ăn có hai loại dinh dưỡng chính có thể cung cấp năng lượng cho gà là lipid và glucid. Lipid hay còn gọi là chất béo có khả năng cung cấp năng lượng cao gấp hai lần so với glucid. Tuy nhiên, nhu cầu chất béo ở gia cầm lại rất ít: gà con cần dưới 4%, gà hậu bị và gà đẻ cần dưới 5%, gà nuôi thả thì có thể cung cấp nhiều hơn.
Glucid hay còn gọi là tinh bột chiếm đến 60% thành phần trong thực phẩm mà gà ăn như cám, gạo, ngô… Gà tiêu thụ tinh bột rất tốt nhưng cần phải có sự hỗ trợ của Vitamin B1 mà củ mì (hay củ sắn) lại là thực phẩm cung cấp vitamin nhóm B. Nên bổ sung mì vào trong thực phẩm cho gà.
Tuy nhiên không phải cứ cho ăn nhiều là tốt, cần cho gà ăn theo nhu cầu. Trong một số trường hợp, cho gà ăn quá nhiều chất béo, gà con có thể bị tiêu chảy, gà đẻ mập mỡ khó đẻ.
Ngoài ra, protein (hay đạm) là chất kích thích quá trình tạo tinh trùng và trứng trong sinh sản. Các nguyên liệu chứa nhiều protein như đạm thực vật từ đậu nành, đậu xanh, đậu phộng,… đạm động vật từ bột thịt, bột cá, bột tôm tép… Nhưng đạm lại có giá thành cao, dễ bị ẩm mốc, người chăn nuôi nên cân đối để đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Kết luận
Theo DagacamSV388 tìm hiểu, tuổi thọ của gà thường từ 5 – 10 năm. Tùy vào giống gà, di truyền, bệnh tật và cách chăm sóc mà tuổi thọ rút ngắn hay kéo dài hơn con số kể trên. Việc duy trì tuổi thọ là có ích đối với gà đẻ trứng, gà cảnh, gà chọi.
Với niềm đam mê và khát khao với bộ môn cá cược, anh Anh Dũng đã sáng lập ra website DagaCamSV388.Com. Anh đã đặt mục tiêu xây dựng một nền tảng hàng đầu, mang đến những trận đấu công bằng và thú vị cho người chơi.