Kỹ thuật úm gà con từ A đến Z đúng quy trình

Úm giúp gà khỏe mạnh về sau

Úm gà con là kỹ thuật quan trọng, quyết định đến sức khỏe, chất lượng và năng suất của gà sau này. Theo báo cáo, những chú gà được úm trong thời gian 0 – 3 tuần tuổi thường cho sản lượng thịt ngon và nhiều hơn, đẻ được nhiều trứng hơn so với những con gà không được úm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết úm khi nào, chuẩn bị chuồng trại, thức ăn ra sao và úm như thế nào cho đúng kỹ thuật, đúng quy trình để đạt hiệu quả cao.

Úm gà con là gì?

Úm giúp gà khỏe mạnh về sau
Úm giúp gà khỏe mạnh về sau

Xem thêm: Út Tráng – người làm mưa làm gió với trường gà của mình

Úm gà con là phương pháp được nghiên cứu khoa học kỹ lưỡng về điều kiện sống lý tưởng của gà con mới nở. Nếu được úm chính xác, đàn gà sẽ phát triển nhanh và toàn diện hơn, đây cũng chính là bước đệm để gà con tránh khỏi bệnh tật và còi cọc.

Giai đoạn này, anh em cần tập trung dọn dẹp chuồng trại, đảm bảo máy móc, thiết bị sưởi ấm. Nhiệt độ thích hợp để úm gà con tùy thuộc vào từng khoảng ngày tuổi của gà. Ngoài nhiệt độ thì còn rất nhiều yếu tố khác cần quan tâm như: mật độ, độ ẩm, thức ăn, nước uống…

Kỹ thuật úm gà con từ 01 đến 21 ngày tuổi như thế nào?

Gà con từ 01 đến 21 ngày tuổi có bộ lông mỏng, sức đề kháng kém, hệ tiêu hóa và hô hấp chưa hoàn thiện. Anh em cần có nhiều kiến thức về gà và chú ý đến gà ở độ tuổi nhạy cảm này.

Chuẩn bị chuồng úm gà con

Chuồng úm gà con có chức năng tạo môi trường giữ ấm cho gà con, tiết kiệm nhiên liệu cho người nuôi. Chuồng gà cần được bao bọc xung quanh bởi lưới, rổ nan, tôn… Diện tích phụ thuộc vào số lượng gà con, chỉ cần đảm bảo mật độ 15 – 20 con/m2, làm sao để gà đủ không gian vận động linh hoạt, thoải mái.

Nên rải chất độn như trấu, rơm, mùn khô sạch xuống sàn làm chất độn. Chất độn có tác dụng giữ ấm và hút các dịch thải của gà rất tốt, giúp môi trường khô ráo, tránh mầm bệnh. Anh em nên thao tác nhịp nhàng, đều tay để sàn phẳng với độ dày khoảng 5 – 10 cm.

Dùng mùn cưa làm chất độn
Dùng mùn cưa làm chất độn

Để đảm bảo vệ sinh cho gà con, nên khử trùng chuồng trại bằng dung dịch Formal 2%, Cloramin B, vôi bột,… Chi phí khử trùng không đáng kể nhưng lại ngăn ngừa được hầu hết các loại bệnh tật cho gà con.

Bày trí các vật dụng cung cấp thức ăn, nước uống trên nền cố định và hợp lý. Tránh việc gà con làm đổ, gây lãng phí và ô nhiễm. Máng ăn, máng uống có độ cao vừa phải với gà ở từng giai đoạn khác nhau, tránh làm ướt lông cổ gà.

Có nên úm gà con trên nền đất không?

Đối với úm gà con trên nền đất vẫn phải đảm bảo khô thoáng, vệ sinh. Nền đất được nén chặt, phủ chất độn lên trên. Chuồng quây xung quanh bằng lưới, nan,… Mái chuồng được lợp bằng vật liệu cách nhiệt như tranh, cọ, dừa… thật chắc chắn.

Vì nền đất ẩm hơn các nền khác nên anh em cần chú ý về độ ẩm trong không khí chuồng gà, thường xuyên kiểm tra chất độn, thay chất độn định kỳ, thường xuyên khi ẩm mốc, quá nhiều chất thải…

Úm gà con cần nhiệt độ bao nhiêu?

Gà con cần nhiệt độ khác nhau ở từng giai đoạn khác nhau
Gà con cần nhiệt độ khác nhau ở từng giai đoạn khác nhau

Gà con ở từng giai đoạn cần úm với nhiệt độ khác nhau. Gà mới nở nên được ủ với nhiệt độ từ 33 đến 35OC cho tới khi 5 ngày tuổi. Từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 10, nhiệt độ thích hợp cho gà là 31 – 33OC.

Từ ngày tuổi thứ 11 trở đi, nhiệt độ cung cấp cho gà càng ngày càng giảm. Cụ thể, từ ngày 11 đến ngày 15, cần cung cấp nhiệt độ từ 30 – 32OC. Từ ngày 16 – 20, gà cần 29 – 31OC. Sau đó đến tận ngày 35, chỉ cần úm gà con ở 27 – 29OC.

Ngoài việc áp dụng công thức trên, anh em cần quan sát biểu hiện của những chú gà con. Nếu gà con đứng dồn về phía bóng đèn, điều này đồng nghĩa với việc chúng quá lạnh, anh em cần tăng nhiệt độ lên. Ngược lại, nếu gà con đứng xa bóng đèn có nghĩa nhiệt độ trong chuồng quá cao.

Những lưu ý khi úm gà con

Gà con có sức đề kháng yếu, ngoài việc úm gà con bằng đèn, chuẩn bị chuồng trại, đèn đóm thì anh em cũng cần chú ý đến các việc sau.

Quan tâm đến cửa chuồng

Nên đặt cửa chuồng hướng Đông Nam để đón ánh nắng bình minh, sưởi ấm và diệt vi khuẩn, tránh ánh nắng gay gắt trưa và chiều tà. Cần chú ý che đậy cẩn thận tránh gió lùa, chó mèo làm hại gà con.

Kiểm soát độ ẩm tốt

Đối với độ ẩm, nên ở mức 60 – 75% trong thời kì gà mới nở đến lúc đạt 4 tuần tuổi. Độ ẩm nên được theo dõi bởi dụng cụ chuyên dụng và lắp cố định tại chuồng để thuận tiện theo dõi. Môi trường quá ẩm dễ gây ẩm mốc, đây là nguy cơ tiềm tàng gây bệnh tật ở gà. Ngược lại, môi trường quá khô khiến hệ hô hấp ở gà suy yếu.

Nên cho gà ăn uống khi nào?

Chú ý thức ăn, nước uống của gà con
Chú ý thức ăn, nước uống của gà con

Những chú gà con trong 24h đầu không cần cho ăn mà chỉ cần uống nước. Những ngày sau chỉ cho gà ăn sau khi đã uống đủ nước. Nước uống phải sạch và ở nhiệt độ 16 – 20OC. Đối với những chú gà con được mua về thì nên được nghỉ ngơi 10 – 15 phút, sau đó bổ sung nước có pha đường glucozo và vitamin C để chống stress.

Thức ăn cho gà trước hết phải đảm bảo vệ sinh, đầy đủ dinh dưỡng. Có thể trộn thức ăn đậm đặc với thức ăn sẵn có ở địa phương. Cho gà ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít để thức ăn luôn được tươi mới, đảm bảo vệ sinh.

Thuốc và vacxin phòng bệnh cho gà con

Để đảm bảo cho sức khỏe của gà, chuyên gia khuyến khích người chăn nuôi bổ sung thuốc úm gà con:

  • Butafosfan và B12 giúp gà hồi sức nhanh, chống stress
  • Điện giải chống mất nước, khô lông, không tiêu lòng đỏ
  • Men, enzym hỗ trợ tiêu hóa, kích thích thèm ăn
  • Kháng sinh thảo dược: phòng bệnh tiêu hóa, cầu trùng, trị đầu đen…
  • Thuốc úm gà Bio: phòng bệnh tiêu hóa, hô hấp, chống bệnh E. Coli, bạch hầu.
  • Ambroxitil: trị bệnh hô hấp, phòng bệnh hen suyễn, CRD, tác dụng nhanh sau 2 giờ sử dụng

Phương pháp sử dụng thuốc cho gà con cực kỳ đơn giản, thông thường, trộn thuốc với nước cho gà uống, đối với những gà lớn thì trộn thuốc bột với thức ăn của gà. Mỗi loại thuốc có một liều lượng riêng, anh em cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Những loại thuốc này cũng có thể sử dụng trong suốt quá trình nuôi gà. Ngưng thuốc trước khi giết thịt hoặc cho gà đẻ trứng.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, gà con cần được chú ý  tiêm vacxin, cụ thể: 3 – 5 ngày tuổi cần được nhỏ mắt, mũi bằng Newcastle chủng F. Đến ngày thứ 7 gà cần được tiêm vacxin chống bệnh đậu gà. Tiếp tục sau đó 1 – 2 ngày nhỏ hoặc tiêm dưới da Gumboro và tiêm nhắc lại ở ngày 23 – 25.

Tình trạng sức khỏe của gà con nên được ghi chép lại để tiện theo dõi. Bí quyết kiểm soát tình trạng đàn gà nằm ở số lượng gà con chết và chỉ số cân nặng. Tỷ lệ số gà con chết sau 7 ngày không vượt quá 20% và chỉ số cân nặng tăng trưởng từ 2,5 – 3 lần là đạt tiêu chuẩn nuôi.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết về úm gà con của DagaCamSV388.Com anh em đã trang bị cho mình những bí quyết giúp gà khỏe mạnh. Ngoài những quy chuẩn về úm gà, người chăn nuôi nên ghi chép lại những thông tin về chuồng nuôi, tiện cho lưu trữ thông tin và cải tiến chất lượng sau này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *