Bệnh đậu gà và những điều quan trọng các bạn cần biết

Để tránh việc gà lây bệnh cho những con gà khác chính là tiến hành tiêu hủy gà

Bệnh đậu gà có tỷ lệ lây lan không nhanh nhưng nếu như chỉ một con gà mắc bệnh mà không được phát hiện chúng có thể lây bệnh cho cả một chuồng gà. Vì thế, khi chăn nuôi, các bạn cần hết sức chú ý tới loại bệnh này. Tìm hiểu thông tin kỹ hơn nữa qua bài chia sẻ của DagacamSV388.

Bệnh đậu gà là bệnh gì?

Như đã đề cập ở trên, bệnh đậu gà chính là một căn bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Chúng thường xuất hiện ở những con gà đang trong giai đoạn từ 25 tới 50 ngày tuổi. Cách nhận biết bệnh dễ nhất chính là ở phần không có lông của gà sẽ xuất hiện những nốt đậu.

Bệnh đậu gà do virus gây ra và là một căn bệnh truyền nhiễm
Bệnh đậu gà do virus gây ra và là một căn bệnh truyền nhiễm

Xem thêm: Tổng hợp tất cả các cách nuôi gà đá chân mạnh hay nhất

Nguyên nhân gây bệnh đậu gà

Bệnh xuất hiện chính là do virus fowlpox gây ra. Loại virus này thường được tìm thấy ở các môi trường tự nhiên. Do có sức đề kháng cực kỳ tốt vậy nên chúng có thể tồn tại qua nhiều tháng khác nhau. Chúng thường ký sinh ở những vỏ đậu, các dụng cụ chăn nuôi chưa được làm sạch hoặc có trong các chất độn ở chuồng.

Loại bệnh này có tốc độ lây lan chậm. Chúng xâm nhập nhanh nhất vào những vết trầy xước trên cơ thể của gà do cắn mổ hoặc lây qua đường không khí. Chỉ cần một con gà mắc bệnh thôi là có thể khiến cả một chuồng gà nhiễm bệnh đậu.

Những triệu chứng của căn bệnh đậu gà

Để có thể phát hiện loại bệnh này một cách kịp thời nhất. Các bạn cần có đầy đủ những kiến thức gà đá quan trọng về loại bệnh đậu gà này. Trong đó, hãy nắm bắt ngay toàn bộ triệu chứng của virus đậu mà Dagacamsv388 chia sẻ dưới đây.

Thể ngoài da

Bệnh xuất hiện ở thể ngoài da thường được thấy ở những con gà trưởng thành và cả gà con. Với thể này, mức độ nghiêm trọng của nó không cao và có thể điều trị dứt điểm được.

Khi gà mắc bệnh, những nốt mụn đậu sẽ bắt đầu xuất hiện ở những vùng da không có lông ví dụ như: mào gà, méo, vùng da xung quanh mắt của gà…Đây là nơi virus có thể dễ dàng xâm nhập và phát triển nhất.

Bệnh xuất hiện ở thể ngoài da thường được thấy ở những con gà trưởng thành và cả gà con
Bệnh xuất hiện ở thể ngoài da thường được thấy ở những con gà trưởng thành và cả gà con

Với những nốt đậu xuất hiện ở mắt, chúng sẽ khiến cho gà không thể mở được mắt và dẫn tới tình trạng viêm kết mạc mắt. Điều này sẽ gây cản trở trong quá trình lấy thức ăn và nước uống.

Ở giai đoạn đầu, các nốt đậu có màu trắng, sần sùi. Về sau, khi bệnh đã phát triển, những vết đậu đó sẽ to lên và trở thành mụn nước có màu vàng xám. Càng ngày, những nốt ấy sẽ càng to cho đến khi vỡ ra và tạo thành những vết sẹo xuất hiện trên da của gà.

Nếu như không được vệ sinh kỹ càng, khi nốt đậu vỡ ra có thể gây nhiễm trùng trên da của gà và bệnh dần trở nên trầm trọng hơn.

Thể niêm mạc (thể ướt)

Đối với thể niêm mạc, chúng thường xuất hiện ở gà con được khoảng từ 3 đến 4 tuần tuổi. Khi mắc, gà sẽ có biểu hiện khó thở, ủ rũ và chán ăn. Đặc biệt sẽ xuất hiện màng giả ở niêm mạc nằm ở phần trên của đường hô hấp. Nếu như bóc lớp niêm mạc ấy ra, nó sẽ gây ra hiện tượng xuất huyết cho gà.

Mảng giả dày nằm ở mũi và mắt sẽ tạo ra một khối mủ dẫn tới ngạt thở hoặc mù mắt. Nó khiến gà dần trở nên còi cọc và tử vong chỉ sau vài ngày. Khi gà mắc bệnh này kèm với một số căn bệnh khác sẽ càng đẩy tiến trình phát triển trở nên mạnh mẽ hơn và gà sẽ chết nhanh hơn.

Thể hỗn hợp

Thể hỗn hợp xảy ra rất nhiều ở cơ thể của gà con. Khi gà con mắc bệnh, cơ thể chúng sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh tích ở ngoài da và lớp niêm mạc.

Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị, khi để một số những virus khác xâm nhập sẽ càng khiến gà trở nên yếu ớt hơn và tỷ lệ tử vong sẽ được đẩy nhanh hơn rất nhiều.

Thể hỗn hợp xảy ra rất nhiều ở cơ thể của gà con
Thể hỗn hợp xảy ra rất nhiều ở cơ thể của gà con

Chẩn đoán bệnh đậu gà bằng cách nào?

Các bạn chỉ cần chú ý tới tốc độ ăn, chế độ sinh hoạt cũng như môi trường sống. Bên cạnh đó, để biết liệu gà có thực sự nhiễm bệnh này không, các bạn hãy kiểm tra những vùng da không có lông của gà.

Nếu thấy xuất hiện những chấm đậu thì tức là gà của bạn đã nhiễm bệnh. Cơ thể gà khi mắc bệnh sẽ trở nên rất yếu ớt, chán ăn và ủ rũ. Đây cũng là một trong những cách dựa vào để chẩn đoán bệnh.

Điều trị và phòng bệnh trên gà

Bệnh đậu gà là một loại bệnh truyền nhiễm vậy nên chúng rất dễ để lây lan thông qua môi trường sống, nguồn nước và nguồn thức ăn. Nếu không biết cách phòng bệnh thì tỷ lệ nhiễm bệnh cực kỳ cao.

Bên cạnh đó, các bạn cần biết những phương pháp điều trị sao cho hiệu quả nhất tránh trường hợp bệnh trở nên quá nghiêm trọng dẫn đến tử vọng ở gà. Sau đây Dagacamsv388 sẽ chia sẻ tới các bạn cách điều trị cũng như phòng bệnh đậu xuất hiện ở gà.

Điều trị bệnh đậu gà

Do đây là một loại bệnh được phát sinh từ virus vậy nên không có cách điều trị đặc hiệu dành riêng cho nó. Đối với những trường hợp gà đã mắc bệnh quá nặng, cách duy nhất để tránh việc gà lây bệnh cho những con gà khác chính là tiến hành tiêu hủy gà.

Với trường hợp gà mắc bệnh nhẹ, có khả năng để điều trị khỏi hẳn. Các bạn hãy tiến hành vệ sinh và sát trùng sạch sẽ. Đặc biệt cần cách ly chuồng với những con không mắc bệnh để tránh triệt để khả năng lây lan của mầm bệnh.

Để tránh việc gà lây bệnh cho những con gà khác chính là tiến hành tiêu hủy gà
Để tránh việc gà lây bệnh cho những con gà khác chính là tiến hành tiêu hủy gà

Hiện nay cũng có một số những loại thuốc và phương pháp để điều trị. Mặc dù độ hiệu quả không phải là chắc chắn tuyệt đối nhưng nó có đủ khả năng để chữa trị cho gà. Đó là:

  • Sử dụng các loại thuốc dành riêng của căn bệnh đậu gà: Pha thuốc Amoxivet 50% Power với liệu thuốc 25mg/kg để phòng tránh khả năng nhiễm bệnh. Khi gà đủ tiểu tiêm vacxin, hãy tiến hành tiêm chủng ngừa cho lứa gà bị bệnh.
  • Đối với trường hợp gà bị nhiễm bệnh đậu ở ngoài da, các bạn có thể dùng nước chanh để sát trùng trên những vùng da có xuất hiện nốt đậu. Cách này sẽ giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh cũng như phòng tránh khả năng nhiễm trùng trên da.
  • Cách để điều trị khi gà mắc bệnh đậu đó chính là dùng nước muối pha loãng với tỷ lệ 0.9% để thoa lên vết đậu của gà. Điều này sẽ giúp gà tránh tình trạng bị nhiễm trùng trên da. Thực hiện mỗi ngày 1 lần cho tới khi gà khỏi hẳn bệnh.

Phòng bệnh đậu gà

Để phòng ngừa bệnh đậu gà, anh em hãy thực hiện đầy đủ những an toàn sinh học trong quá trình chăn nuôi gia cầm. Cần vệ sinh thật kỹ khu vực chăm sóc gà. Không nên nuôi gà nhiều ngày tuổi chung một chuồng và hãy cách ly những con gà nhiễm bệnh sang một chuồng khác.

Không nên nuôi gà nhiều ngày tuổi chung một chuồng
Không nên nuôi gà nhiều ngày tuổi chung một chuồng

Thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh tiêu diệt các loại côn trùng có khả năng sinh bệnh như muỗi, rận, gián,…Cọ rửa sạch sẽ các dụng cụ chăm sóc đặc biệt những máng thức ăn và nước uống của gà cần đảm bảo vệ sinh vì đây là phương tiện dễ lây lan virus bệnh đậu nhất.

Kết luận

Những thông tin chi tiết về bệnh đậu gà đã được Dagacamsv388.Com chia sẻ thông qua bài viết trên. Gà rất dễ nhiễm căn bệnh này vậy nên các bạn cần phải thận trọng và thực hiện công tác phòng tránh tốt nhất. Nếu có bất cứ câu hỏi gì về Gà hãy gửi ngay về trang chủ để được giải đáp kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *