Các bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà là một trong rất nhiều loại bệnh phổ biến khi nuôi loại gia cầm này. Nếu không có các phương pháp xử trí, điều trị, cách ly phù hợp, người chăn nuôi có thể mất toàn bộ số vốn đầu tư vào việc chăn nuôi gà. Nguy hiểm là vậy nhưng đa số các anh em nuôi gà chọi vẫn chưa biết cách phòng chống căn bệnh này đúng cách. Do đó, dagacamsv388.com sẽ hướng dẫn chi tiết các bước xử trí và phòng bệnh ký sinh trùng trong máu cho gà thông qua bài viết dưới đây.
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà là gì?
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà hay gọi một cách ngắn gọn là bệnh sốt rét. Đây là một căn bệnh phổ biến ở các loài gia cầm. Mầm bệnh được lây truyền thông qua trung gian là sán, giun, các loài ký sinh và đặc biệt là muỗi. Một khi mầm bệnh đã xâm nhập vào cơ thể gà thì sẽ lây lan rất nhanh làm chết gà.
Xem thêm: Bệnh APV trên gà – Cách điều trị và phòng chống hiệu quả
Theo các nghiên cứu về dịch tễ, bệnh ký sinh trùng máu thường tập trung ở nơi có khí hậu ẩm ướt, nắng gắt nhiều ngày. Trên thế giới, Việt Nam cũng là nước nằm trong khu vực có nhiều nguy cơ xảy ra các bệnh nhiễm ký sinh trùng đường máu, đặc biệt là vào tháng 3 và tháng 8.
Nguyên nhân phát bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà
Các nhà khoa học tin rằng, Leucocytozoon là ký sinh trùng chính gây ra căn bệnh này. Các điều tra, nghiên cứu cho thấy có đến 67 chủng loại khác nhau của Leucocytozoon gây bệnh trên cả gia cầm, thuỷ cầm, chim chóc,…
Khác với các loại bệnh thông thường khác, bệnh ký sinh trùng máu ở gà thường phải qua trung gian truyền bệnh. Ấu trùng của loài Leucocytozoon cần có thời gian sống ký sinh trong vật chủ trung gian (giun, sán, muỗi,…). Sau khi đã phát triển đầy đủ, lúc này Leucocytozoon mới có khả năng gây bệnh.
Các triệu chứng chính xảy ra trên gà đến từ việc Leucocytozoon ký sinh trong hồng cầu và phá vỡ chúng. Hồng cầu là các tế bào vận chuyển oxy trong cơ thể. Vì vậy khi lượng lớn hồng cầu bị phát huỷ, gà sẽ có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, thiếu sức sống. Nặng hơn các triệu chứng có thể bao gồm cả xuất huyết, chảy máu nội tạng.
Cách nhận biết bệnh ký sinh trùng máu ở gà
Triệu chứng của các bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà xuất hiện tùy thuộc vào giai đoạn bệnh tiến triển. Bệnh sốt rét ở gà có hai giai đoạn chính là cấp và mãn tính.
Biểu hiện gà nhiễm bệnh cấp tính
Ở thể cấp tính, Leucocytozoon thường ở trong cơ thể gà ủ bệnh từ 1 đến 2 tuần. Khi đó gà có các biểu hiện đặc trưng như:
- Sốt là biểu hiện đặc trưng của các bệnh nhiễm trùng. Cùng với đó gà sẽ có tình trạng háo nước, đi tiêu phân xanh đen, vàng, xanh như lá chuối.
- Do thiếu máu nên dáng đi của gà không vững, mất thăng bằng. Người nuôi nếu kiểm tra lông trong giai đoạn này sẽ thấy lông khô thiếu nước. Gà thường nhắm mắt, chán ăn dẫn đến thiếu chất và sau đó là chết.
- Gà chết thường máu chảy ra từ các lỗ tự nhiên, mào gà thâm đen nhiều.
Đây là giai đoạn quan trọng nếu người nuôi phát hiện được bệnh sẽ dễ dàng cách ly tránh ảnh hưởng đến những con gà khác.
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà thể mãn tính
Tình trạng này xuất hiện ở những con gà khoẻ mạnh, đã vượt qua được giai đoạn cấp tính nhưng vẫn còn giữ nhiều ký sinh trùng trong cơ thể. Biểu hiện bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà ở giai đoạn này có phần trầm lặng và dai dẳng hơn so với thể cấp tính.
- Gà có các cơn sốt ngắt quãng từng cơn, xuất hiện với tần suất thưa thớt.
- Tình trạng tiêu chảy lúc có lúc không thường không trầm trọng.
- Gà có biểu hiện lười vận động, nằm một chỗ, ít tương tác với các con gà khác.
- Đối với gà mái đẻ trứng số lượng trứng sụt giảm nghiêm trọng.
Cách điều trị triệt để bệnh ký sinh trùng máu ở gà
Điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà không quá phức tạp và người nuôi có thể triệt tiêu hoàn toàn căn bệnh bằng 3 bước dưới đây.
Chặn đứng nguồn lây – cách ly gà bệnh
Vật chủ trung gian là con đường duy nhất để Leucocytozoon gây bệnh ở gà. Vì vậy chủ trại cần làm sạch vệ sinh môi trường xung quanh chuồng gà. Bên cạnh đó cần chú ý quan sát tình trạng của gà để phát hiện những con bị bệnh và cách ly chúng kịp thời khỏi gà lành.
Sử dụng thuốc đặc trị bệnh ký sinh đường máu
Sulphamonomethoxine, Trimethoprim,… là một số thuốc thông dụng giúp chặn đứng tốc độ phát bệnh của Leucocytozoon. Chủ trại gà cần theo dõi lịch tiêm phòng của sở chăn nuôi, thú y gần nhà, tuân thủ tiêm vaccine phòng bệnh cho gà.
Thực hiện các biện pháp phòng bệnh lâu dài
Một khi ký sinh trùng Leucocytozoon nhiễm vào cơ thể gà thì cơ hội cứu sống gà là rất khó. Vì vậy bạn cần chú ý đến các biện pháp phòng chống bệnh về lâu dài.
Vệ sinh chuồng trại, phát quang bụi rậm, bổ sung thêm chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của gà là những cách rất đơn giản nhưng mai lại hiệu quả lớn trong công tác phòng bệnh. Bên cạnh đó người nuôi cần trang bị những kiến thức về bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà để kịp thời xử trí khi đại dịch xảy ra.
Phòng bệnh ký sinh trùng máu ở gà
Một khi ký sinh trùng đã nhiễm vào máu thì phần trăm cứu sống gà càng thấp.Các biện phòng phòng bệnh luôn quan trọng hơn rất nhiều so với chữa bệnh ký sinh trùng cho gà, chủ trại nuôi hãy tham khảo các biện pháp phòng bệnh dưới đây.
Làm vệ sinh chuồng gà thường xuyên
Môi trường sống của gà vừa là yếu tố nguy cơ vừa là yếu tố bảo vệ sức khỏe của gà. Nếu môi trường sống của gà không được đảm bảo an toàn, vệ sinh thì gà rất dễ tiếp xúc với các vật chủ trung gian gây bệnh như rận, giun, sán, muỗi.
Ngược lại, thường xuyên dọn dẹp vệ sinh chuồng giúp gà có sức khoẻ tốt hơn để chống chọi lại bệnh ký sinh trùng đường máu gà. Chủ trại gà nên phát quang bụi rậm thường xuyên, dọn dẹp những nơi ao tù nước đọng vì muỗi là vật chủ trung gian của bệnh ký sinh trùng đường máu của gà quan trọng nhất. Ngoài ra trong chuồng gà ở nên lót trấu giúp giữ ấm cho gà, xịt khử khuẩn, côn trùng chuồng gà theo lịch định kỳ.
Nên sử dụng kháng sinh cho gà
Hiện nay đã có những loại thuốc kháng sinh giúp chống bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà tốt hơn. Thuốc kháng sinh là những chất nhắm vào các ký sinh trùng đang sống trong cơ thể gà và tiêu diệt chúng. Người nuôi nên trộn Sulfamonomethoxine vào thức ăn trong 3 – 5 lần/tuần.
Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho gà
Để gà chống chọi lại được bệnh ký sinh đường máu thì gà phải có một sức đề kháng thật tốt. Hàng rào tự nhiên này được củng cố bởi các loại men vi sinh, vitamin,.. Các chế phẩm này nên được trộn vào thức ăn cho gà ăn từ 1 – 2 lần trong 1 tuần.
Kết luận
Đến đây hy vọng bạn đã hiểu hơn về căn bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà và các biện pháp phòng, điều trị bệnh này. Đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác về cách nuôi gà nòi, nhân giống gà chọi, soi kèo đá gà tại chuyên mục Kiến thức đá gà.
Tổng hợp: https://dagacamsv388.com/
Với niềm đam mê và khát khao với bộ môn cá cược, anh Anh Dũng đã sáng lập ra website DagaCamSV388.Com. Anh đã đặt mục tiêu xây dựng một nền tảng hàng đầu, mang đến những trận đấu công bằng và thú vị cho người chơi.