Gà bị bệnh cầu trùng – Cách phòng bệnh và chữa trị hiệu quả

Một số thông tin chính về bệnh cầu trùng ở gà

Bệnh cầu trùng ở gà là một căn bệnh rất phổ biến, khả năng mà gà mắc căn bệnh này rất cao. Gà bị bệnh cầu trùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và gây tốn kém chi phí điều trị. Mặc dù gà nhiễm căn bệnh này có tỷ lệ tử vong khá thấp nhưng hậu quả và thiệt hại lớn đến người nuôi. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh cầu trùng, cùng đi sâu vào các thông tin dưới đây.

Tìm hiểu đôi nét về bệnh cầu trùng ở gà

Bệnh cầu trùng là căn bệnh phổ biến ở gà do ký sinh trùng đơn bào giống Eimeria gây ra. Có 2 dạng ký sinh nguy hiểm gây nên bệnh này đó là Eimeria tenella (ký sinh ở manh tràng – ruột già ) và Eimeria necatrix (ký sinh trùng ở ruột non).

Theo thống kê nguyên nhân khiến gà bị bệnh cầu trùng do gà ăn phải nang của ký sinh cầu trùng có trong thức ăn và uống nguồn nước bị nhiễm bệnh. Bệnh cầu trùng gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, tổn thương các tế bào thượng bì.

Điều này làm gà không thể hấp thụ chất dinh dưỡng và làm giảm hiệu quả chuyển hóa thức ăn. Do đó, khi gà bị bệnh cầu trùng thường gặp tình trạng còi cọc, chậm phát triển, suy yếu cơ thể có thể dẫn đến tử vong.

Theo thống tỷ lệ gà mắc bệnh cầu trùng có tỷ lệ tử vong từ 20 -30%. Bệnh cầu trùng thường xảy ra phổ biến ở lứa gà có độ tuổi từ 2 đến 8 tuần tuổi.

Một số thông tin chính về bệnh cầu trùng ở gà
Một số thông tin chính về bệnh cầu trùng ở gà

Xem thêm: Gà Plymouth: Sự lai tạo hoàn hảo giữa thẩm mỹ và năng suất

Gà bị bệnh cầu trùng thường có biểu hiện gì?

Triệu chứng rõ nhất của gà bị bệnh cầu trùng chính là tình trạng bỏ ăn thường xuyên, khác nước, đi lại loạng choạng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia bệnh cầu trùng ở gà sẽ được chia thành 3 thể, gồm:

Dấu hiệu bệnh cầu trùng ở thể cấp tính

Dấu hiệu rõ nhất ở thể cấp tính là gà bỏ ăn, luôn trong tình trạng khát nước, ủ rũ. Ở thế cấp tính gà thường đi ngoài phân có bọt màu vàng hoặc hơi trắng, phân có màu nâu đỏ. Giai đoạn sau đó phân có lẫn máu, thậm chí một số trường hợp gà đi ngoài phân toàn máu.

Trong giai đoạn cấp tính gà đi lại khó khăn, xã cánh, xù lông, vô cùng nhợt nhạt yếu ớt. Nếu chuyển biến nặng khoảng một tuần sau đó gà sẽ có hiện tượng co giật và nếu không có sự can thiệp kịp thời của chủ nuôi thì tỷ lệ tử vong rất cao.

Triệu chứng gà mắc bệnh cầu trùng ở thể mãn tính

Gà khoảng 3 tháng tuổi là thời điểm dễ dàng mắc bệnh cầu trùng ở thể mãn tính nhất. Tuy nhiên ở giai đoạn này căn bệnh cầu trùng sẽ tiến triển chậm hơn. Một vài dấu hiệu đặc trưng trong giai đoạn này gà di chuyển khó khăn, thân hình gầy ốm, gà thường bị đi ngoài phân sống, ỉa chảy.

Gà bị bệnh cầu trùng ở giai đoạn này có thể dẫn tới tình trạng niêm mạc ruột. Điều này gây nên tình trạng khó khăn trong việc hấp thụ thức ăn và trao đổi dinh dưỡng dẫn tới còi cọc và chậm lớn.

Ở thể này gà được xem là vật thể mang bệnh ( thường xuyên thải mầm bệnh ra ngoài). Còn đối với gà mái mắc bệnh cầu trùng sẽ giảm khả năng và số lượng trứng rõ rệt….

Ở từng giai đoạn khác nhau sẽ có những triệu chứng đặc trưng mà bạn cần lưu ý
Ở từng giai đoạn khác nhau sẽ có những triệu chứng đặc trưng mà bạn cần lưu ý

Gà mắc bệnh cầu trùng ở thể mang trùng

Đối với lứa gà mái đang đẻ hoặc gà trưởng thành thì căn bệnh cầu trùng dễ chuyển sang thể mang trùng. Gà bị bệnh cầu trùng ở thể này vẫn mạnh khỏe, ăn uống bình thường, thỉnh thoảng mới đi ngoài tiêu chảy. Tuy nhiên, đối với gà đẻ trứng gây nên tình trạng giảm tỷ lệ đẻ trứng lên đến 15 – 20%.

Cách điều trị gà bị bệnh cầu trùng hiệu quả nhất

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại thuốc kháng sinh có công dụng điều trị bệnh cầu trùng ở gà. Một trong số sản phẩm được khuyến cáo và sử dụng nhiều nhất đó là Toltrazuzin, Vime anticoc, Mono sulfadiazin….

Chi tiết cách điều trị gà bị nhiễm cầu trùng mà bạn có thể tham khảo:

  • Vinacoc, Han coc hoặc Sulfacoc

Đối với loại thuốc này, bạn cần pha với liều lượng 4g/ lít nước và cho gà uống liên tục trong 3 ngày. Trường hợp gà chưa khỏi bệnh thì tiếp tục tăng liều lượng lên 5 ngày.

  • Vime anticoc

Bạn cần pha với liều lượng 1g/ lít nước và cho gà uống liên tục trong 5 ngày. Ngoài ra chủ nuôi cũng có thể pha tỷ lệ 5g/4, 5kg thức ăn trong 5 ngày liên tục.

  • Nova-coc

Bạn cần pha liều lượng 2g/lít nước và cho gà uống trong 3 ngày liên tục. Sau đó nghỉ 2 ngày rồi mới cho gà uống trong 2 ngày tiếp theo. Bên cạnh đó, chủ nuôi nên kết hợp chăm sóc tốt và bổ sung đầy đủ chất điện giải, vitamin để tăng cường sức đề kháng cho gà.

Chủ nuôi có thể tham khảo và sử dụng một trong số cách điều trị trên
Chủ nuôi có thể tham khảo và sử dụng một trong số cách điều trị trên

Một số lưu ý chủ nuôi cần nắm khi sử dụng thuốc điều trị bệnh cầu trùng cho gà

Để điều trị gà bị bệnh cầu trùng hiệu quả, người nuôi cần trang bị kiến thức về gà và tuân thủ một vài nguyên tắc sau:

  • Trong quá trình điều trị chỉ sử dụng một loại thuốc, không phối hợp hỗn hợp nhiều loại thuốc khác nhau
  • Tùy thuộc vào độ tuổi của gà để chọn lựa dòng thuốc phù hợp
  • Chủ nuôi nên dùng thuốc liên tục theo liệu trình đến khi gà khỏi bệnh hoàn toàn
  • Tuyệt đối không dùng nhiều dòng thuốc có cùng cơ chế tác động
  • Chủ nuôi nên kết hợp dùng thuốc và bổ sung một số chất dinh dưỡng khác cho gà

Cách phòng ngừa bệnh cầu trùng ở gà

Bởi vì bệnh cầu trùng lây lan qua đường thức ăn và nước uống nên tỷ lệ gà mắc bệnh rất cao. Do đó để phòng ngừa tình trạng này bạn cần thực hiện các cách sau để đề phòng gà bị bệnh cầu trùng:

  • Thường xuyên vệ sinh phòng dịch, đảm bảo sự thông thoáng, đặc biệt cần có lớp chất độn chuồng hút ẩm. Chú trọng việc vệ sinh máng ăn, máng uống (vì đây là con đường lây nhiễm nhanh nhất). Sau mỗi đợt xuất chuồng cần quét dọn và sát trùng chuồng trại tổng quát.
  • Khi phát hiện một cá thể gà nhiễm bệnh phải cách ly với đàn ngay lập tức. Nơi có gà bị bệnh cầu trùng chết bạn phải sát khuẩn và bỏ trống chuồng một thời gian.
  • Phòng bệnh cầu trùng ở gà bằng thuốc kháng sinh amprolium, chlortetracyclin, clopidol…. Tùy thuộc từng giai đoạn nhiễm bệnh và từng độ tuổi của gà để dùng với liều lượng phù hợp.
  • Phòng bệnh bằng vaccine: đây là phương pháp được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng. Sử dụng vaccine sẽ giúp gà có kháng thể miễn dịch bệnh cầu trùng suốt đời. Do đó, phương pháp này giúp bà con tiết kiệm được nhiều chi phí và mang lại hiệu quả cao.
Một vài biện pháp phòng ngừa giúp giảm tỷ lệ gà bị bệnh cầu trùng
Một vài biện pháp phòng ngừa giúp giảm tỷ lệ gà bị bệnh cầu trùng

Kết luận

Bài viết trên của DagacamSV388.Com đã trình bày những thông tin về cách phòng và chữa trị gà bị bệnh cầu trùng. Đây là căn bệnh rất phổ biến ở gà và nó gây thiệt hại rất lớn đến chủ nuôi. Vậy nên bạn cần theo dõi và cách ly kịp thời những con gà có dấu hiệu nhiễm bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *