Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị gà không ăn lúa

Nguồn gốc gà không ăn lúa do mắc các bệnh về đường tiêu hóa hoặc bội thực chất xơ

Gà không ăn lúa tưởng chừng chỉ đơn giản là triệu chứng bình thường nhưng đôi khi đây là dấu hiệu cho thấy gà đang bị bệnh. Vì vậy, người nuôi cần chăm sóc chiến kê không nên chủ quan trước tình trạng này. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý gà không chịu ăn lúa, nguyên nhân và cách điều trị mời bạn đọc hãy cùng dagacamsv388.com theo dõi những thông tin dưới đây.

Gà không ăn lúa là gì?

Một trong những tình trạng của gà mà hầu hết sư kê đều gặp phải đó chính là gà không ăn lúa. Khi gà bỏ ăn, không chịu ăn sẽ dẫn tới trọng lượng giảm sút, sức đề kháng cơ thể yếu đi và sẽ dễ mắc bệnh hơn. Đây là tình trạng thường xảy ra ở gà tại mọi độ tuổi khác nhau.

Thực tế, thóc và lúa chính là nguyên liệu quan trọng nhất trong các bữa ăn của chiến kê. Chính vì vậy, khi gà không ăn thóc lúa là một việc khá nghiêm trọng và cần được lưu ý. Điều này cũng đòi hỏi người nuôi phải quan sát kỹ và tìm hiểu rõ ràng nguyên nhân. Từ đó, bạn mới có thể đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho chiến kê.

Tình trạng gà không chịu ăn lúa khá nghiêm trọng và không nên chủ quan
Tình trạng gà không chịu ăn lúa khá nghiêm trọng và không nên chủ quan

Xem thêm: Gà chọi Thái – Các đặc điểm nổi bật của giống gà chiến

Dấu hiệu gà không ăn lúa biểu hiện như thế nào?

Đối với sư kê có nhiều kinh nghiệm việc nhận biết chiến kê bỏ ăn lúa khá đơn giản. Song điều này cũng khá khó so với tân thủ mới chơi gà. Hiểu được băn khoăn này, dagacamsv388.com chia sẻ những dấu hiệu bằng mắt thường. Chúng ta có thể nhìn thấy tình trạng gà bỏ ăn, không chịu ăn lúa thông qua những biểu hiện dưới đây:

  • Gà trông mệt mỏi, ủ rũ với biểu hiện chậm chạp.
  • Gà chủ yếu chỉ ăn mồi, rau xanh mà không ăn lúa và thóc khi đến bữa.
  • Gà trông gầy đi, chậm lớn dù cho ăn uống đầy đủ theo đúng chế độ.
  • Phần diều phình chướng và thường có cảm giác căng tròn.
  • Khi đi phân có lẫn thức ăn vẫn chưa kịp tiêu hóa hết.
  • Gà chuyển sang bệnh tiêu hóa như kiết lỵ, cầu trùng.
Gà không chịu ăn thường có biểu hiện ủ rũ và chướng diều
Gà không chịu ăn thường có biểu hiện ủ rũ và chướng diều

Nguyên nhân chủ yếu làm cho gà không ăn lúa

Vì sao chiến kê lại mắc phải tình trạng này là câu hỏi được nhiều người quan tâm, đặc biệt là tân thủ. Để trả lời chính xác câu hỏi này bạn cần biết rằng có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng gà không chịu ăn lúa. Tuy nhiên, theo chuyên gia phân tích có 2 trường hợp thường xảy ra nhất là:

  • Gà mắc bệnh về đường tiêu hóa: Có thể hiểu là đường ruột của gà không được khỏe, thức ăn nạp vào không tiêu hóa được. Chúng đọng lại ở bên trong dạ dày, khiến cho gà có cảm giác no từ đó bỏ ăn. Không chỉ không ăn được lúa, thóc mà chúng còn không ăn những thực phẩm khác. Sau một khoảng thời gian dài, bạn sẽ thấy gà sụt cân rõ rệt và trông thấy.
  • Gà tiêu thụ quá nhiều chất xơ: Ngoài lý do gà mắc bệnh tiêu tiêu hóa, bạn sẽ gặp trường hợp do nguyên nhân gà bị bội thực dẫn tới tắc nghẽn đường ruột. Điều này khiến chiến kê gặp khó khăn trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Do đó, những thức ăn có chứa hàm lượng đạm nhiều như: lúa, thóc, ngô…đều khiến chúng không muốn động tới.

Phân tích nguồn gốc dẫn tới tình trạng gà không ăn lúa

Dù sư kê hay người nuôi hiểu rõ nguyên nhân chiến kê gặp tình trạng gà không ăn lúa này nhưng rất khó để tìm ra cách điều trị. Nếu muốn trị dứt điểm bệnh này, chúng ta hãy cùng đi phân tích xem nguồn gốc vì sao gà không ăn lúa. Cụ thể như sau:

  • Thứ nhất, sư kê có thể dễ dàng thấy gà đang mắc các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa. Lúc này tuyển phổ ruột không còn khỏe dẫn đến không tiêu hóa được. Từ đó, thức ăn sẽ tồn đọng ở trong dạ dày, phổ ruột. Chiến kê sẽ không thấy có cảm giác đói và chúng sẽ không chịu ăn thức ăn cho tới khi tiêu hóa được.
  • Thứ hai, người nuôi cho chiến kê ăn quá nhiều chất xơ hoặc bị bội thực dẫn đến tuyến đường ruột bị tắc nghẽn. Điều này sẽ khiến cho gà không chịu ăn thức ăn chính như thóc, lúa. Bởi chúng đang cảm thấy khó chịu và không thể nạp thêm thức ăn khác vào trong dạ dày.
Nguồn gốc gà không ăn lúa do mắc các bệnh về đường tiêu hóa hoặc bội thực chất xơ
Nguồn gốc gà không ăn lúa do mắc các bệnh về đường tiêu hóa hoặc bội thực chất xơ

Phương pháp điều trị gà không ăn lúa hiệu quả

Sau khi đã tìm hiểu kiến thức gà đá và hiểu rõ nguồn gốc cũng như nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà không ăn lúa, sư kê dễ dàng tìm cách điều trị. Dựa vào các triệu chứng của gà biếng ăn, người nuôi có thể áp dụng những phương pháp điều trị như sau:

Cách trị gà không ăn lúa bằng bài thuốc dân gian

Khi chăm nuôi gà, sư kê thường cho ăn quá nhiều thực phẩm chứa tinh bột, khiến cho gà bị ngán và chỉ hứng thú với các loại dế, côn trùng, sâu bọ,… Đối với trường hợp này, bạn nên hạn chế việc sử dụng mồi cho gà. Tốt nhất, bạn hãy nhốt chúng lại và không cho ăn uống.

Bạn đừng quá lo lắng khi áp dụng phương pháp này sẽ khiến gà càng chán ăn hơn nhé. Bởi việc đợi khi gà thật đói mới cho ăn sẽ giúp kích thích chiến kê ăn ngon hơn. Lưu ý, khi bạn cho gà ăn nên pha vào thêm tỏi băm nhuyễn đối với thức ăn và nước tỏi trộn vào đồ uống. Triệu chứng không ăn lúa này sẽ giảm sau khoảng 2 – 3 ngày. Sau đó, tình trạng này sẽ dần mất đi và chiến kê sẽ ổn định lại sức khỏe.

Cách trị gà không ăn lúa bằng thuốc tây

Bạn cho gà uống 1/2 bịch smecta trước khi ăn khoảng nửa tiếng. Khi ăn xong thì nhét viên Eldoper vào cho gà nuốt. Để mang đến hiệu quả trong việc điều trị, bạn nên thực hiện 2 lần vào buổi sáng và chiều mỗi ngày. Vào buổi trưa, sư kê nên cho gà ăn cà chua, tuy nhiên chỉ nên cho nửa quả 1 lần. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm các loại rau và giá đỗ.

Lưu ý quan trọng khi áp dụng phương pháp này chính là không nên cho gà uống nước quá nhiều mà cần phải hạn chế lại. Không nên sử dụng thóc, lúa khi gà đang bị bệnh mà thay vào đó là sử dụng các loại thức ăn mềm.

Cách trị gà không ăn lúa bị chướng diều

Bạn có thể quan sát thấy diều của gà to lên, sờ vào thấy cứng, ngửi thấy miệng gà có mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, sư kê cũng cần quan sát thêm xem có biểu hiện của những bệnh lý khác hay không. Tiếp đó, sư kế muốn điều trị dứt điểm bệnh này hãy cho gà uống men tiêu hóa và multivitamin. Đặc biệt, bạn cũng cần phải chú ý tới bữa ăn của gà, cho chiến kê ăn cám ngâm và chia thành nhiều bữa nhỏ khác nhau.

Phương pháp điều trị gà không chịu ăn lúa đơn giản với thuốc tây
Phương pháp điều trị gà không chịu ăn lúa đơn giản với thuốc tây

Kết luận

Qua bài viết trên đây, dagacamsv388.com hy vọng bà con đá có cái nhìn chính xác hơn về tình trạng gà không ăn lúa. Đặc biệt, bạn có thể hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này cùng với phương pháp điều trị hiệu quả. Ngoài ra, sư kê có thể tham khảo và áp dụng vào cho đàn gà của mình nếu xảy ra trường hợp gà không chịu ăn, chán ăn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *