Gợi ý các cách giúp phòng bệnh CRD ở gà hiệu quả nhất

Bệnh CRD chủ yếu có 3 con đường lây truyền

Bệnh CRD ở gà là một căn bệnh phổ biến và bất kỳ chú gà nào cũng có thể gặp phải. Mặc dù căn bệnh này không quá nghiêm trọng nhưng nếu không biết cách điều trị dứt điểm sẽ làm ảnh hưởng đến sức đề kháng và thậm chí có thể gây nên nhiều bệnh khác. Nếu bạn muốn biết về cách phòng bệnh CRD hiệu quả nhất hãy đọc bài viết mà dagacamsv388.com chia sẻ sau đây.

Bệnh CRD ở gà là bệnh gì?

CRD là một bệnh lý thường gặp ở trong ngành chăn nuôi, đây là căn bệnh hô hấp mãn tính. Khi bị bệnh này gà sẽ có biểu hiện thở khò khè hoặc khó thở. Bạn có thể thấy, triệu chứng này khá giống với dấu hiệu của người bị bệnh hen hay còn gọi là hen gà.

Bệnh CRD trên gà là căn bệnh rất thường gặp
Bệnh CRD trên gà là căn bệnh rất thường gặp

Xem thêm: Bệnh Ecoli trên gà – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Căn bệnh này nếu về lâu dài mà không có phương pháp chữa trị thì sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng phát triển của cả gà đá, gà thịt, gà giống,… Bệnh CRD ở gà sẽ thường đi kèm với bệnh gumboro, viêm khí quản truyền nhiễm, viêm phế quản truyền nhiễm,…

Nguyên nhân gây bệnh CRD ở gà

Bệnh CRD ở gà có tên viết tắt tiếng Anh là “Chronic Respiratory Disease”. Căn bệnh này chủ yếu là do loại vi khuẩn có tên Mycoplasma gallisepticum gây nên. Loại vi khuẩn này luôn tồn tại trong cơ thể của gà và khi gặp điều kiện thuận lợi nó sẽ bùng phát. Chẳng hạn như thời tiết thay đổi một cách đột ngột, sức đề kháng của gà kém, nhiều khí độc, môi trường sống của gà bị ẩm ướt,…

Bệnh CRD hoạt động mạnh vào thời gian đông xuân
Bệnh CRD hoạt động mạnh vào thời gian đông xuân

Bệnh CRD ở gà thường bùng phát một cách mạnh mẽ vào khoảng thời gian đông xuân, bởi vì vào thời điểm này độ ẩm không khí tăng cao hơn.

Mặc dù tỷ lệ gà bị tử vong do bệnh CRD theo như các chuyên gia thì không quá cao, nhưng việc điều trị dứt điểm là điều cực kỳ quan trọng. Bởi vì khi bệnh xuất hiện thì đồng nghĩa rằng đang tạo điều kiện cho các căn bệnh nguy hiểm khác có cơ hội sinh sôi. Với trường hợp, các bạn để bệnh CRD kéo dài thì sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế, cũng như là mục đích nuôi gà ban đầu của mọi người.

Những đường lây truyền bệnh CRD cho gà

Theo như nghiên cứu của các chuyên gia, bệnh CRD ở gà có 3 con đường truyền bệnh chính.

  • Gà có thể bị lây bệnh CRD theo con đường dọc, tức là bị lây nhiễm từ bố hoặc mẹ.
  • Gà nếu tiếp xúc với gà đang bị bệnh CRD thì cũng sẽ bị lây nhiễm.
  • Bệnh CRD cũng có thể lây thông qua túi thức ăn, công nhân chăm sóc, lây qua dụng cụ chăn nuôi,…
Bệnh CRD chủ yếu có 3 con đường lây truyền
Bệnh CRD chủ yếu có 3 con đường lây truyền

Ngoài 3 con đường lây truyền chính ở trên thì yếu tố môi trường ẩm ướt, lượng lớn NH3, H2S, bụi phấn bụi phân, khí độc,… cũng sẽ là nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc bệnh CRD.

Gà mắc bệnh này thì tỷ lệ tử vọng thường thấp, nhưng sẽ làm giảm trọng lượng cơ và sức đề kháng.

Gà có các biểu hiện gì khi mắc bệnh CRD?

Nếu bạn muốn sớm biết được gà có bị bệnh hay không cần nhìn qua các biểu hiện cụ thể. Theo đánh giá của người nuôi có nhiều kinh nghiệm và kiến thức gà đá, dấu hiệu khá dễ nhận biết. Khi bạn thấy gà có những biểu hiện như sau đây thì khả năng cao đã mắc phải bệnh CRD.

Gà bị CRD sẽ bị viêm mắt hoặc sưng mắt
Gà bị CRD sẽ bị viêm mắt hoặc sưng mắt

Chẳng hạn như có râm ran khí quản, niêm mạc mắt, mắt có bọt khí và dịch nhầy, mí mắt bị viêm,… Thêm vào đó, gà cũng sẽ có thêm một vài biểu hạn khác, ví dụ như chảy nước mũi, viêm mũi,..

Tuy nhiên bạn muốn biết dấu hiệu này đang nằm trong giai đoạn nào để kịp chữa trị và tìm thuốc phù hợp. Dagacamsv388.com chia sẻ dấu hiệu theo từng giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn đầu của bệnh CRD: Thông thường, chiến kê của bạn sẽ có những biểu hiện dễ gặp như: vẩy mỏ, sưng mắt, mắt nhắm,… Và thi thoảng, người nuôi sẽ thấy tiếng tooc đặc trưng của gà mắc bệnh kêu lên vào buổi tối.
  • Giai đoạn tiếp theo của bệnh CRD: Chiến kê của bạn sẽ có những biểu hiện như viêm xoang, viêm kết mạc. Điều này khiến cho gà bị khó thở, mắt sẽ gặp tình trạng nhắm nghiền. Chúng sẽ cảm thấy không muốn ăn khiến sức khỏe giảm sút nghiêm trọng, hơn nữa gà cũng bị hen khẹc.
  • Giai đoạn bệnh CRD kết hợp với bệnh truyền nhiễm E.Coli: lúc này gà sẽ có biểu hiện khó thở trầm trọng, mắt và đầu sưng to, viêm túi khí năng. Lúc này, chiến kê thường ủ rũ và có thể chết ngày khi mắc bệnh từ 3 đến 4 ngày.

Cách phòng chống bệnh CRD ở gà

Để có thể điều trị bệnh CRD trên gà một cách dứt điểm thì tốt nhất là các bạn nên dùng thuốc kháng sinh. Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc gà bị bệnh thì cũng nên cho gà bổ sung thêm vitamin để tăng cường sức đề kháng và nhanh chóng điều trị bệnh dứt điểm.

Dùng thuốc kháng sinh để trị bệnh CRD ở gà dứt điểm

Các bạn có thể tham khảo các loại thuốc kháng sinh đặc trị bệnh CRD được bán ở trên thị trường. Ví dụ như thuốc Tilmiguard Solution, nhưng khi dùng thì phải nhớ rằng tuân thủ theo các hướng dẫn của nhà sản xuất.

Dùng vitamin

Theo kinh nghiệm và cách chăm sóc của các sư kê lâu năm, khi gà mắc bệnh chắc chắn bạn cần bổ sung thêm Vitamin. Bởi lúc này, sức đề kháng của gà không còn tốt có thể nói là rất yếu ở giai đoạn giữa và cuối. Vì vậy, việc dùng vitamin là điều rất cần thiết và nên bổ sung. Vitamin sẽ giúp cho chiến kê của bạn thêm sức đề kháng để nhanh chóng đẩy lùi bệnh CRD.

Đảm bảo yếu tố sinh học khi nuôi gà

Ngoài những cách phòng bệnh trên thì đảm bảo yếu tố an toàn sinh học cũng là một trong những cách phòng bệnh CRD ở gà rất là hiệu quả.

  • Các bạn cần phải đảm bảo chuồng nuôi gà thông thoáng và được vệ sinh sạch sẽ. Thêm vào đó cũng phải có chế độ nuôi dưỡng gà tốt để tránh sự hoạt động mạnh mẽ của các mầm bệnh CRD.
  • Đảm bảo điều kiện chuồng trại phải mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Có thể sử dụng chất độn chuồng cùng với men rắc chuồng để ức chế các vi khuẩn gây hại.
  • Thường xuyên phun thuốc sát trùng nơi nuôi dưỡng gà.
  • Có thể cho gà tiêm vaccine MG sống hoặc vaccine chết để phòng ngừa bệnh.

Kết luận

Vậy là bài viết đã mang đến cho các bạn toàn bộ thông tin liên quan đến cách phòng ngừa bệnh CRD ở gà. Dagacamsv388.com hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp cho mọi người có thể chăm sóc chú gà của mình một cách tốt hơn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *