Nấm chân gà – Bí quyết chăm sóc và điều trị hiệu quả

Giới thiệu thông tin về bệnh nấm chân ở gà

Đôi chân được coi là bộ phận quan trọng và cũng là vũ khí quyết định sức mạnh trong các cuộc chiến của gà chọi. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, các sư kê có thể sẽ đối mặt với hiện tượng nấm chân gà. Nếu không được chữa trị kịp thời nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe chiến kê. Theo dõi bài viết dưới đây để nắm được cách giải quyết tình trạng nấm chân ở gà.

Nấm chân gà là gì?

Gà bị nấm chân là hiện tượng chân gà gặp phải những tổn thương do một số loại nấm ký sinh. Tình trạng này sẽ gây ngứa ngáy khó chịu, thậm chí là nhiễm trùng dẫn đến tử vong. Loại nấm ký sinh phổ biến nhất hiện nay là Trichophyton Gallinae gây bệnh Dermatomycoses (mốc trắng).

Không chỉ xuất hiện ở chân, tình trạng này còn xuất hiện ở một số bộ phận khác trên cơ thể gà như mồng, da, mắt…. Tùy thuộc vào từng vị trí sẽ có biểu hiện và mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Hiện tượng nấm chân gà cũng có khả năng lay lan cho những cá thể gà khác. Đặc biệt là những chú gà đang có vết thương hở thì khả năng lây lan sẽ cao.

Giới thiệu thông tin về bệnh nấm chân ở gà
Giới thiệu thông tin về bệnh nấm chân ở gà

Xem thêm: Tìm hiểu việc nuôi gà đá có phạm luật không 2023

Cách nhận biết nấm chân gà

Nấu chân ở gà khá dễ dàng để nhận biết, dưới đây là những dấu hiệu của bệnh nấm chân ở gà mà các sư kê cần chú ý:

  • Gà thường xuyên dùng mỏ gõ vào chân: Bệnh nấm gây ngứa ngáy khó chịu nên gà thường sẽ dùng mỏ rỉa vào chân. Đối với tình trạng nặng thì gà có thể rỉa đến mức chảy máu, gây um mủ nhiễm trùng.
  • Xuất hiện các vảy trắng ở chân: ở vị trí ký sinh làm tổ sẽ xuất hiện các vảy nhỏ màu trắng. Lúc đầu vảy sẽ có kích thước nhỏ nhưng sau đó sẽ lớn dần và lan ra toàn bộ cơ thể.
  • Những vảy trắng sẽ dần trở nên sần sùi và rất dễ bong tróc khi gà mổ hoặc cọ xát.
  • Dấu hiệu nặng: khi nấm chân ở mức độ nặng sẽ khiến gà bị stress, ngứa ngáy và khó chịu. Không chỉ vậy còn thay đổi toàn bộ thói quen sinh hoạt hàng ngày. Gà đá sẽ không nghe lời và rất khó để huấn luyện. Tình trạng kéo dài có thể là giảm sức chiến đấu, sức khỏe và làm suy yếu hệ miễn dịch.

Nguyên nhân gây nấm chân ở gà

Hiện tượng nấm chân gà có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguồn bệnh là bạn cần biết để giữ cho gà khỏe mạnh.

  • Do tham gia chiến đấu bị chấn thương bởi tiếp đất không đúng, dính đòn đối thủ…. Những điều này dẫn đến chân gà bị ảnh hưởng, gây sưng vảy và sưng ở cụm bàn chân.
  • Người nuôi gà không vệ sinh sạch sẽ, môi trường ẩm ướt, nhiều rác thải. Chính những điều này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi dẫn đến gà bị nấm chân.
  • Gà bị nhiễm lạnh hoặc bị vi khuẩn xâm nhập dẫn đến hiện tượng chân bị sưng phồng.
  • Sư kê không thực hiện vệ sinh chân gà sau khi kết thúc một trận đấu.
  • Bản thân giống gà khi mua về đã có mầm mống bệnh trong cơ thể. Sau đó trong quá trình sinh sống lây cho những cá thể mạnh khỏe khác.
  • Gà mắc một số căn bệnh khác cũng dẫn đến gà bị nấm chân như bệnh bạch ly, bệnh lậu đế, bệnh viêm dịch. Khiến cho hệ miễn dịch gà suy yếu, vi khuẩn dễ dàng tấn công gây nên nhiễm trùng toàn thân.
Những nguyên nhân gây nên hiện tượng nấm chân ở gà
Những nguyên nhân gây nên hiện tượng nấm chân ở gà

Cách trị nấm chân gà bằng các loại thuốc nào

Để trị bệnh nấm chân gà hiệu quả, người nuôi cần xác định mức độ nghiêm trọng của từng loại bệnh lý để chọn phương pháp chữa trị phù hợp.

Trị nấm chân ở gà bằng phương pháp dân gian

Trong dân gian có một số cách được các lão làng nghiên cứu mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên phương những pháp này khá mất thời gian nên bạn cần chuẩn bị trước. Dưới đây là 2 cách chữa trị nấm chân gà bằng phương pháp dân gian mà bạn nên tham khảo:

  • Cách 1: Sử dụng 3 nguyên liệu gồm nghệ, quế và măng cụt nấu thành hỗn hợp thuốc. Để thực hiện trước tiên bạn cần ngâm những nguyên liệu trên vào rượu trắng tầm 1 tháng.
    • Sau đó, dùng khăn thấm hỗn hợp và lau toàn thân cho gà, đặc biệt với khu vực đang nhiễm bệnh cần dùng liên tục trong vòng 7 ngày hoặc hơn nữa đến khi khỏi hẳn.
  • Cách 2: Chữa trị nấm chân bằng rễ cây bạch hạc. Để thực hiện bạn ngâm rễ cây bạch hạc với rượu trắng ít nhất 20 ngày để sử dụng.
    • Bạn cũng dùng khán để thâm hỗn hợp và lau toàn thân cho gà, mỗi ngày 1 lần trong vòng ít nhất 5 ngày.

Nếu cách này có giảm thì tiếp tục dùng đến khi khỏi hẳn. Nhưng nếu tình trạng nấm chân vẫn không chuyển biến thì cần thay đổi cách khác.

Những phương pháp trị bệnh nấm chân gà từ các sư kê
Những phương pháp trị bệnh nấm chân gà từ các sư kê

Sử dụng nước muối và thuốc bôi

Đây được coi là một phương pháp dân gian điều trị nấm chân gà hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Muối là chất sát khuẩn vô cùng hiệu quả thường được sử dụng trong đời sống. Để áp dụng thành công phương pháp này bạn thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một chậu có chứa nước ấm và bỏ lượng muối hạt vừa đủ, sau đó khuấy đều cho muối tan ra. Muối sẽ có tác dụng sát khuẩn để hạn chế tình trạng lây lan của vi khuẩn nên được dùng nhiều.
  • Tiến hành ngâm phần chân gà vào trong hỗn hợp đó 5 phút. Dùng bàn chải chà nhẹ vào chân gà để loại bỏ lớp nấm chân đi. Quá trình này phải thực hiện tiên lục trong 3 ngày để có hiệu quả rõ.
  • Sau mỗi lần thực hiện xong, bạn lau khô và bôi thuốc Ketomycine hoặc Maica vào chân gà để có hiệu quả tốt nhất. Bôi liên tục trong trong khoảng 7 đến 10 ngày sẽ hết nốt đỏ và tình trạng nấm chân.

Chữa trị nấm chân ở gà bằng thuốc uống

Chủ nuôi hãy cho gà uống trực tiếp Ketoconazole 200mg để bôi cho những chiến kê. Liệu trình này sẽ gồm 2 viên, sau khi uống viên đầu tiên thì phải cách 2 ngày mới cho gà uống lại để tránh việc gà bị sốc thuốc.

Tuy nhiên, đối với phương pháp này bạn chỉ nên cho gà uống đến viên thứ 2 thì dừng để tránh ảnh hưởng đến gà chọi. Trường hợp uống 2 viên gà chưa khỏi thì hãy chuyển qua phương pháp khác.

Người nuôi có thể dùng thuốc Ketoconazole để chữa trị tình trạng này
Người nuôi có thể dùng thuốc Ketoconazole để chữa trị tình trạng này

Một số lưu ý trong quá trình điều trị nấm tại chân gà

Để quá trình điều trị nấm chân gà hiệu quả bạn cần bổ sung kiến thức gà đá và chú ý một vài vấn đề sau:

  • Ngay khi có dấu hiệu gà bị nấm chân, sư kê phải điều trị ngay lập tức. Điều này tránh việc tình trạng trở nên nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe gà và lây lan qua những cá thể khác.
  • Trong quá trình trị liệu, bạn nên chuẩn bị cho gà một môi trường sống mới sạch sẽ hơn. Đồng thời, chủ nuôi cần thực hiện phun thuốc diệt khuẩn để đảm bảo vi khuẩn không thể phát triển được.
  • Người nuôi có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng bằng cách bổ sung thêm các loại kháng sinh, vitamin…. với mục đích tăng sức đề kháng và rút ngắn quá trình điều trị.
  • Trong thời gian mắc bệnh nấn chân gà, bạn không nên để chiến kê của mình xung trận. Điều này tránh tình trạng suy kiệt sức khỏe, đồng thời tỷ lệ thua rất cao.
  • Hơn nữa nó có thể làm cho vết thương trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến bệnh tình nặng hơn gây khó khăn khi điều trị.
  • Trong tất cả trường hợp bạn nên dùng thuốc và bôi thuốc theo ý kiến bác sĩ thú ý. Bởi vì tùy vào chủng gà và mức độ nặng nhẹ sẽ có phương hướng điều trị khác nhau.
  • Trước khi mua thuốc trị nấm chân gà, bạn phải tìm hiểu các thông tin để tránh việc mua trúng hàng kém chất lượng
Tổng hợp những lưu ý mà bạn cần cân nhắc khi điều trị căn bệnh nấm chân ở gà
Tổng hợp những lưu ý mà bạn cần cân nhắc khi điều trị căn bệnh nấm chân ở gà

Kết luận

Trên đây là những thông tin về dấu hiệu và cách chữa trị bệnh nấm chân gà hiệu quả. Mặc dù tình trạng này không quá nguy hiểm như một số bệnh khác, nhưng nếu không biết cách chữa trị đúng sẽ khiến tình trạng nặng hơn. Mong rằng những thông tin trên của DagacamSV388.Com sẽ giúp ích trong quá trình bảo vệ đôi chân của chiến kê.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *