Hướng dẫn các cách cắt tích gà đúng cách không bị thô

Cắt tai tích đúng cách để hạn chế đau đớn đến mức thấp nhất cho gà chọi

Sự quyết đoán và kinh nghiệm là những tiêu chí cần có khi cắt tích gà chọi. Rủi ro có thể làm cho vết cắt sâu dẫn đến gà mất nhiều máu. Điều này làm chiến kê mất thẩm mỹ và phá tướng gà chọi. Mặc khác, hiệu quả đá gà cũng giảm sút và sức khỏe không còn lực lưỡng như xưa. Vậy hãy cùng khám phá cách cắt mào gà sao cho an toàn và giúp các chiến kê trông đẹp mắt hơn.

Tích gà là gì?

Mồng, mào gà hay còn gọi là tích gà do các gấp nếp của da cổ hình thành. Vùng da gà này tập trung rất nhiều dây thần kinh, các mạch quản và cả hộc máu. Mồng gà từ đó có được sự đỏ tươi trông rất bắt mắt. Gà chọi thường được nuôi kỹ, bổ sung đủ chất dinh dưỡng làm mồng dài hơn cần phải cắt.

Với những chú gà chọi khi nuôi đến một thời điểm nào đó cần phải cắt tai tích. Lý do là vì khi tham gia chiến đấu, tai tích không là điểm yếu để đối thủ làm chủ trận đấu. Người nuôi cũng cần phải nắm được kỹ thuật cắt mồng gà.

Hình ảnh mào gà đặc sắc
Hình ảnh mào gà đặc sắc

Xem thêm: Tìm hiểu về trại nuôi gà đá – cách xây dựng trại gà chuẩn

Độ tuổi thích hợp để cắt tích gà

Không cắt tích gà hay mồng gà ở lứa tuổi quá sớm vì như vậy dễ làm gà chậm lớn và mất sức. Việc cắt tỉa da bằng cách nào cũng làm gà bị đau và chảy máu nên phải có thời gian dưỡng vết thương. Gà chọi thường ở lứa 7 tháng tuổi bắt đầu biết gáy, đây cũng là lúc cần kích thích để giúp gà đá phát triển các yếu tố hình thể bên ngoài. Và sư kê cần đợi cho gà hoàn tất:

  • Việc thay lông gà
  • Tai tích mọc dài
  • Tiếng gáy rõ ràng
  • Mặt gà đỏ gay

Mốc từ 2 tháng kể từ ngày gà học gáy là thời điểm thích hợp nhất để cắt mào gà. Người xưa thường có câu: “Ăn cơm mới thì phải nói chuyện cũ” không sai chút nào. Thường những người chỉ biết xưa, không cập nhật kiến thức mới thì bị cho là cổ hủ.

Còn người chỉ chạy theo điều mới mà không nhìn lại cơ bản từ gốc thì bị cho là “nhanh nhẩu đoảng”. Thế thì việc cắt tai tích sao cho an toàn và áp dụng dễ dàng? Các thông tin dưới bài cần tham khảo kỹ.

Cắt tai tích đúng cách để hạn chế đau đớn đến mức thấp nhất cho gà chọi
Cắt tai tích đúng cách để hạn chế đau đớn đến mức thấp nhất cho gà chọi

Tại sao phải cắt mào gà và công dụng cắt mào gà có hiệu quả gì?

Với người nuôi gà chọi thực thụ, việc cắt tích gà quá quen thuộc vì đây là bước đầu tạo hình cho chiến kê, tăng giá trị thẩm mỹ cho gà chọi của mình. Anh em tân binh mới vào nghề chưa biết cách xử lý phần mào gà thế nào. Điều này dễ hiểu khi người mới quan tâm vì khi cắt có thể làm gà đau đớn.

Dù không muốn hay không quen với việc này nhưng đến thời điểm việc xử lý mào gà là bắt buộc, không thể trì hoãn. Mặc khác, cắt mào gà đúng kỹ thuật sẽ có ích cho sự phát triển và sức khỏe của gà đá:

Tích gà là rào cản khi chiến đấu

Cắt mào gà thực chất là loại bỏ phần dái tai của gà. Bộ phận này vốn không có nhiều tác dụng cho gà chọi. Mặc khác, một số con gà lại có sự phát triển mào gà quá dày. Gà đá sẽ bị vướng víu khi sinh hoạt hay tham gia chiến đấu với đối thủ. Không chỉ có vậy, thị giác về sau có khi cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Mào gà có thể trở thành rào cản khi tác chiến với gà đối thủ
Mào gà có thể trở thành rào cản khi tác chiến với gà đối thủ

Cắt tích gà để hạn chế bị thương

Tình trạng tích gà quá dài làm đối thủ lợi dụng mổ và quặp vào. Chi tiết này là một điểm yếu của chiến kê khi lâm trận. Điều này khiến cho gà máu máu nhiều và không tránh khỏi việc bị đau.

Mào gà không may bị rách dẫn đến sức lực của gà suy giảm theo thời gian. Vậy việc cắt mồng gà là đang tạo lợi thế cho gà đá. Những rủi ro khi chiến đấu sẽ không có hay hạn chế thấp nhất.

Cắt mào gà tăng thẩm mỹ cho gà

Theo kiến thức gà đá và kinh nghiệm của người nuôi gà chọi, phần tích gà quá dày là điểm yếu không nên để. Mặc khác, bộ phận này khiến cho gà trở nên chậm chạp và không đẹp mắt. Trong quá trình luyện chiến kê. mào gà được cắt đẹp và phù hợp sẽ giúp cho gà chọi trông gọn gàng, bắt mắt và thẩm mỹ hơn.

Phần thẩm mỹ cũng là yếu tố được quan tâm đề cao ở gà chọi. Một chiến kê tỏ ra được sự uy nghiêm khi ra trận sẽ nhanh làm chủ trận đấu. Đó cũng là lý do khi mồng gà quá dài, cựa bị gãy mà các sư kê lập tức khắc phục ngay.

Kỹ thuật cắt mào gà đúng cách

Như đã thông tin trên bài, việc cắt mào gà rất quan trọng. Điều này giúp cho quá trình luyện kê diễn ra thuận lợi và trở thành ưu thế cho gà chọi khi chiến đấu. Theo kinh nghiệm của các sư kê thì nên chọn ngày trăng khuyết để cắt, gà khi đó sẽ bớt bị chảy máu và đau đớn. Bạn tham khảo 2 cách bên dưới:

Tích gà cắt bằng kéo

Nguyên tắc cắt nhanh, chính xác trong việc cắt mào gà bằng kéo để tránh mất máu. Kéo chọn cắt cũng cần sắc bén, không bị gỉ. Người thực hiện đòi hỏi phải có kinh nghiệm nhất định đảm bảo việc cắt an toàn nhất. Cách bước dùng kéo cắt mồng gà được thực hiện như sau:

  • Ngón cái và ngón trỏ được dùng cầm lấy phần mào gà.
  • Bóp và dây vào mào gà một vài lần cho gà chọi làm quen với cảm giác bị đau.
  • Sử dụng kéo đã chuẩn bị sẵn để cắt nhanh, dứt khoát và tiến hành cầm máu cho gà.
  • Kéo cắt mào gà cùng thao tác nhanh gọn, dứt khoát và không được cảm thấy ghê tay.

Người nhát tay thường không thích hợp cắt mồng gà bằng kéo. Gà bị đau thường kêu to và làm cho người cắt hoảng sợ. Động tác không nhanh, dứt khoát càng khiến trì hoãn gà tích và làm cho chiến kê bị tổn hại nặng hơn.

Cắt mào gà bằng kéo
Cắt mào gà bằng kéo

Trường hợp cắt tích gà bằng kéo có một số hạn chế. Chẳng hạn, cắt bằng kéo không thuận lợi cho việc tỉa làm sao cho đẹp theo đúng ý muốn của người cắt. Nhược điểm khác là vết cắt thô, không đẹp và không có sắc nét.

Tích gà cắt bằng dao lam

Dao lam cắt mào gà được những sư kê có kinh nghiệm sử dụng. Dụng cụ sắc bén có thể gọt bỏ đi được những nét nhỏ nhất hay các góc nhỏ li ti bị thừa. Nhìn chung, cách này lại được anh em sư kê ưa chuộng hơn cắt bằng kéo.

  • Các phần thừa bị loại bỏ giúp gà chọi đẹp và gọn nhẹ nhờ các đường cắt mượt mà, sắc nét.
  • Chiến kê cũng không quá đau đớn vì dao lam sắc bén làm cho thao tác cắt nhanh chỉ trong chớp mắt.
  • Cắt mào gà đúng khoa học thì chỉ loại bỏ lớp da ngoài đi. Lớp da non bên trong được bảo toàn thì máu sẽ chảy ít hơn. Chỉ sau 4 tuần, vết thương sẽ lành lặn hoàn toàn.

 

Cắt mào gà bằng dao lam được anh em sư kê ưa chuộng
Cắt mào gà bằng dao lam được anh em sư kê ưa chuộng

Người chủ cần sát trùng vết thương cẩn thận để tránh nhiễm trùng sau khi cắt tích gà. Mỗi chiến kê sau khi bị cắt mào gà cần nghỉ dưỡng trong chuồng nuôi sạch sẽ, tránh bụi bẩn và vi khuẩn hay các loại động vật ký sinh hút máu tiếp cận. Anh em cũng cần bổ sung chất dinh dưỡng để vết thương mau lành.

Kết luận

Tích gà không quá xấu nhưng với các chiến kê thì bộ phận này dư thừa, không giúp ích cho quá trình chiến đấu của gà. Vì vậy, anh em sư kê thường cắt mào gà khi gà chọi vừa trưởng thành. Hy vọng với các thông tin cần thiết được cung cấp trong bài viết của DagacamSV388, người nuôi biết cắt và tạo hình mới cho gà chiến.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *