Bật mí những lưu ý quan trọng khi bạn tiêm vacxin cho gà

Vacxin loại sống được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay, những bất lợi về thời tiết và dịch bệnh ngày càng phát triển mạnh do đó bạn cũng cần phải bổ sung cho mình thêm nhiều kiến thức về tiêm phòng vacxin cho gà cũng như vật nuôi của mình. Đặc biệt, vacxin dành cho gà là một trong những loại vacxin mà được nhiều người quan tâm đến nhất. Hãy tham khảo bài viết của chúng tôi về những lưu ý khi tiêm vacxin cho đàn gà của bạn ngay sau đây nhé.

Vacxin cho gà là gì?

Vacxin cho gà được hiểu đơn giản là chế phẩm sinh học có đặc tính kháng nguyên vi sinh vật, chúng sẽ tạo ra hệ miễn dịch đặc hiệu phát triển một cách chủ động. Khi dùng vacxin này sẽ tăng sức đề kháng cho gà để chống đối với một số tác nhân có thể gây hại đến đàn gà của bạn. Như thế, việc mà bạn dùng vacxin để tiêm cho gà thì được gọi là tiêm phòng.

Chẳng hạn như vacxin cho gà sẽ chứa các virus có phiên bản suy yếu hơn các loại virus thông thường. Như thế, điều này cho thấy các kháng nguyên sẽ không tạo ra các loại bệnh gây nguy hiểm cho đàn gà mà sẽ kích thích hệ thống miễn dịch trong cơ thể của đàn gà để tạo ra các kháng thể. Và chính những kháng thể này sẽ chống lại các virus sẽ xâm nhập vào cơ thể của gà trong tương lai.

Tiêm vacxin cho gà một cách khoa học và đúng liều lượng theo hướng dẫn
Tiêm vacxin cho gà một cách khoa học và đúng liều lượng theo hướng dẫn

Xem thêm: Một vài bí quyết gia truyền khi tiêm vacxin Lasota cho gà

Những loại vacxin nào dành cho gà?

Vacxin loại sống (nhược độc)

Để hiểu theo một cách đơn giản nhất thì vacxin sống được sản xuất một cách máy móc từ các loại vi khuẩn hoặc chủng virus, protozoa vẫn còn sống nhưng khả năng gây hại của chúng đã được giảm đi.

Đặc biệt, các chủng virus và vi khuẩn này hoàn toàn không mang trong mình những mầm bệnh gây hại cho gà. Sau khi được tiêm vào cho gà thì chúng sẽ tiếp tục sản sinh theo cấp số nhân để giúp vật nuôi tăng thêm sức đề kháng chống chọi với bệnh tật.

Ngoài ra, bất kỳ tác nhân nào bên ngoài khi tác động vào vacxin đều cũng gây giảm hiệu quả cho liều vacxin cho gà mà bạn đã tiêm cho đàn gà. Chính vì vậy, vacxin loại sống cần được bảo quản đúng tiêu chuẩn, vận chuyển một cách nghiêm ngặt và phải được trang bị đầy đủ những trang thiết bị đáp ứng nhu cầu bảo quản của loại vacxin này.

Một vài loại vacxin sống thông dụng dành cho gà như: vacxin đậu gà, vacxin Gumboro, vacxin Marek,… Những loại này thông thường được dùng để pha với nước hoặc tiêm phòng cho gà, nhỏ mũi, nhỏ mắt,…

Vacxin loại sống được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Vacxin loại sống được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Vacxin loại chết (vô hoạt)

Đúng như tên gọi của loại vacxin này thì chúng được sản xuất từ các chủng virus đã bị giết chết bằng nhiệt độ cao hoặc là hóa chất . Chính vì khi tiêm vacxin cho gà vô hoạt này vào bên trong cơ thể của gà thì sẽ kích thích sản sinh ra nhiều kháng thể có lợi giúp chống lại các loại vi khuẩn, virus gây bệnh cho đàn gà.

Một số loại vacxin cho gà vô hoạt điển hình như: vaccine Newcastle, vaccine cúm gia cầm, tụ huyết trùng gia cầm, Vaccine CRD, Vacxin Coryza,… Hầu hết các loại vacxin này sẽ được tiêm qua da hoặc các cơ chính của gà.

Vacxin loại chết được nhân viên thú y khuyên dùng cho đàn gà
Vacxin loại chết được nhân viên thú y khuyên dùng cho đàn gà

Thời điểm tiêm vacxin cho gà?

Ngày tiêm vacxin Vacxin
1 – 3 ngày – thời gian mới mua gà Tiêm thuốc B Complex để giúp gà con thích nghi với môi trường sống mới.

Bổ sung thêm vacxin Newcastle loại F

Gà lúc 7 ngày tuổi Bạn có thể nhỏ mắt hoặc cho gà uống vacxin đậu gà
Gà khoảng 8 – 10 ngày tuổi Nên tiêm vacxin Gumboro phụ thuộc nhiều vào từng hãng sản xuất tương ứng với từng mức liều lượng khác biệt. Bạn có thể tiêm dưới da, nhỏ mũi hoặc mắt cho đàn gà nhưng tiêm dưới da là phương pháp tối ưu nhất.
Gà được 21 ngày tuổi Tiêm vacxin Lasota, ngoài ra cho gà uống vẫn được.
Thời điểm gà từ 30 – 45 ngày tuổi Tiêm vacxin tụ huyết trùng và bạn có thể tiêm ở bắp đùi bên trong hoặc dưới da của gà
Khi gà 60 ngày tuổi trở lên Đối với gà chọi, bạn nên tiêm vacxin Newcastle ở lớp da dưới cổ và không nên tiêm ở chân tránh để lại các di chứng cho sau này.
Bạn đã tiêm đầy đủ các loại vacxin theo lịch trình trên đây thì bạn nên tiêm vacxin Newcastle loại M cách 6 tháng để cho gà của bạn luôn khỏe mạnh và cường tráng nhất.

Cần lưu ý biểu hiện của gà khi tiêm vacxin

Sau khi tiêm vacxin cho gà thì trong khoảng thời gian từ 1-2 tiếng thì sẽ có phản ứng với thuốc, ngoài ra có vài trường hợp quá mẫn cảm với thành phần của thuốc có thể gây chết. Chính vì vậy, bạn cần phải xử lý kịp thời những biểu hiện bất thường của gà sau khi tiêm vacxin.

Biểu hiện ở mức độ nhẹ

Đàn gà thường sẽ bị mệt mỏi và lười vận động ngay sau khi tiêm phòng vacxin cho gà. Những biểu hiện ở mức độ nhẹ này chỉ kéo dài trong khoảng thời gian từ một đến hai ngày. Bạn nên theo dõi kỹ lưỡng đàn gà của mình để có thể chăm sóc và xử lý kịp thời những tình huống khẩn cấp.

Khi xuất hiện áp xe

Nguyên nhân chính gây nên áp xe trên gà đó là do bạn tiêm sai vị trí, kim tiêm dùng để tiêm vacxin không được vệ sinh một cách tiệt trùng hoặc do loại vacxin cho gà mà bạn chọn tiêm không đảm bảo chất lượng như vacxin còn ở nhiệt độ quá lạnh, bị hư hỏng do bảo quản ở nhiệt độ không đủ tiêu chuẩn,…

Biểu hiện chính khi gà xuất hiện áp xe đó là cùng với các triệu chứng viêm ở da, gà ít vận động và sốt. Bạn chỉ cần dùng tay và mắt là có thể nhận ra vùng da bị xuất hiện áp xe. Khi bạn dùng tay sờ vùng viêm thì sẽ có cảm giác cục áp xe sẽ rất cứng và hơi nóng. Nhưng khi bạn dùng mắt thường khi sẽ thấy được vùng ửng đỏ xuất hiện xung quanh cục áp xe này.

Khi bạn phát hiện áp xe sớm thì lúc này áp xe vẫn còn nhỏ, bạn có thể dùng các loại thuốc kháng sinh để chữa trị cho gà. Còn khi áp xe đã quá lớn và nằm sâu ở bên trong cơ thì bạn nên dùng vật nhọn để chọc cho dịch mủ chảy ra ngoài.

Ngay sau khi dịch mủ đã chảy ra hết thì bạn nên dùng muối kháng sinh để khử trùng vết thương. Một số loại thuốc kháng sinh phổ biến như: Lincomycin, Amoxicillin,… hoặc kháng viêm như: Dexamethasone, Ketoprofen,… Như thế, liều vacxin mà bạn đã tiêm lúc này không còn tác dụng nữa và bạn nên theo dõi kỹ lưỡng sức khỏe của đàn gà để tiêm lại loại vacxin này.

Cần phải chọc thủng áp xe sau khi tiêm vacxin để lấy mủ ở bên trong ra
Cần phải chọc thủng áp xe sau khi tiêm vacxin để lấy mủ ở bên trong ra

Biểu hiện sốc phản vệ

Chúng ta có hiểu một cách đơn giản về sốc phản vệ đó là trường hợp vô cùng nguy hiểm mà đàn gà của bạn gặp phải sau khi tiêm phòng vacxin cho gà. Chính vì vậy bạn nên tìm hiểu kiến thức gà đá và theo dõi kỹ lưỡng đàn gà ít nhất là khoảng 30 phút sau khi tiêm phòng xong.

Dấu hiệu nhận biết đơn giản khi đàn gà bị sốc phản vệ đó là chúng thở một cách nhanh chóng, tim đập nhanh, nhiệt độ của cơ thể hạ thấp một cách đột ngột và thậm chí nặng hơn là lông dựng và sùi bọt mép. Ngoài ra, một vài trường hợp đặc biệt vô cùng cấp tính đó là suy hô hấp và suy nhược tuần hoàn một cách nghiêm trọng dẫn đến tử vong.

Sốc phản vệ sẽ làm cho gà cảm thấy mệt mỏi và lười vận động hơn
Sốc phản vệ sẽ làm cho gà cảm thấy mệt mỏi và lười vận động hơn

Trong những tình huống khẩn cấp như thế này thì bạn nên đưa gà của mình vào chỗ thông thoáng, mát mẻ, yên tĩnh và không làm cho đàn gà có cảm giác hoảng sợ. Đặc biệt, bạn cần phải tiêm vào tĩnh mạch của gà là vacxin Adrenalin theo hướng dẫn chi tiết của nhân viên thú y.

Kết luận

Trên đây là tất cả thông tin mà nhà cái SV388 đã thu thập được về các loại vacxin cho gà cũng như những lưu ý mà bạn cần phải nắm vững từ kinh nghiệm của các bậc cao nhân đi trước. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc tiêm phòng để giúp đàn gà của bạn luôn khỏe mạnh và cường tráng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *